Emergency Bunker Surcharges (EBS) trong XNK là phí gì?

calendar 31/10/2022
calendar 0

Mỗi một chuyên ngành đều có những thuật ngữ chuyên môn riêng mà hầu hết chỉ những người trong ngành hoặc có tìm hiểu thì mới có thể định nghĩa được. Người ta thường nghe đến loại phí mang tên EBS xuất hiện trong ngành công nghiệp xuất nhập khẩu. Vậy Phí EBS là gì? Hãy xem bài viết chi tiết của chúng tôi dưới đây.

1. Phí EBS là gì?

EBS là cụm từ được viết tắt bởi Emergency Bunker Surcharge (Phụ phí nhiên liệu khẩn cấp). Loại phí này có thể hiểu đơn giản đó chính là phụ phí xăng dầu, nhiên liệu phục vụ riêng cho những tuyến hàng đi tới Châu Á. Còn đối với những tuyến hàng đi Châu Á thì có một thuật ngữ khác là ENS (Entry Summary Declaration).

Thực chất, EBS là phí phụ thu cho các hãng tàu để bù vào chi phí hao hụt do sự biến động của giá xăng dầu trên thị trường nhiên liệu thế giới. Loại phí này không bao gồm trong phí LOCAL CHARGES (phí địa phương được trả tại cảng load hàng và cảng xếp hàng).

Emergency-Bunker-SurchargesPhí EBS là gì?

2. Lịch sử ra đời của phụ phí xăng dầu EBS

Sau cú sốc dầu lửa diễn ra năm 1970, giá nhiên liệu tự nhiên tăng mạng với biên độ dao động cực kỳ lớn khiến cả thế giới phải chao đảo. Đương nhiên, việc giá nhiên liệu tăng mạnh như thế chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới hoạt động vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là vận chuyển bằng đường biển với khối lượng nhiên liệu bị tiêu hao khổng lồ.

Và thế là sự ra đời của phụ phí EBS chính là giải pháp để giải quyết vấn đề “hao hụt” này. Cho đến ngày nay, phí này vẫn được áp dụng và xem như là một phần của bảng giá dịch vụ vận tải.

3. Tại sao lại có phụ phí xăng dầu EBS?

Đặc trưng của vận tải bằng đường biển đó chính là: khối lượng hàng hóa chuyên chở cực kỳ lớn, được đựng trong những container khổng lồ. Điều này đòi hỏi những loại tàu chuyên chở phải có kích thước cực kỳ lớn, vận hành với công suất cao và liên tục để đảm bảo hàng hóa được vận chuyển theo đúng tiến độ. Tất cả những điều này dẫn tới một hệ lụy đó là tiêu hao nhiên liệu cực kỳ nhiều, chi phí phải trả cho nhiên liệu rất cao. 

Một thực trạng hiện nay có thể dễ dàng nhận thấy đó là sự bất bình ổn của giá xăng, dầu, nhiên liệu. Khi giá xăng dầu tự nhiên tăng vọt sẽ khiến cho các chủ hãng tàu khó có thể điều chỉnh giá vận chuyển ngay lập tức. Do đó, buộc phải có thêm sự xuất hiện của phụ phí xăng dầu EBS để có thể khắc phục sự bất lợi về giá nhiên liệu cho các hãng tàu. 

gia-xang-dau-the-gioi-bien-dongGiá xăng dầu thế giới biến động không ngừng.

4. Phí EBS là bao nhiêu?

Nhiều người sẽ băn khoản không biết phụ phí EBS là bao nhiêu? Tuy nhiên, mức phí này sẽ không cố định mà sẽ phụ thuộc vào mức phí của hãng tàu và tình hình thực tế.

Như vậy, giá phụ phí EBS sẽ do các hãng tàu tự quyết định dựa vào khối lượng hàng hóa, kích thước hàng hóa hay phần tắm của cước biển. Thực tế thì nếu giá xăng dầu giảm, khoản phụ phí này cũng có thể được các hãng tàu cân đối giảm theo.

Vậy, để biết được khoản phụ phí EBS cụ thể là bao nhiêu, bạn có thể liên hệ trực tiếp tới hãng tàu hoặc các đơn vị vận tải để xin báo giá. Việc làm này cũng giúp bạn có thể cân đối chi phí cho hàng hóa và lựa chọn được một hãng tàu hay một đơn vị vận chuyển hợp lý.

5. Ai là người chi trả phí EBS?

Phí EBS thường sẽ được thỏa thuận trong các hợp đồng xuất nhập khẩu hay hợp đồng ngoại thương. Trong trường hợp hợp đồng không nêu rõ quy định về khoản phí này thì các hãng tàu sẽ quy định người chi trả phí EBS. 

Một ví dụ cho bạn dễ hình dung về việc chi trả phí EBS có thể kể đến như sau:

Doanh nghiệp tại Việt Nam nhập khẩu một lô hàng gọng kính thời trang từ Trung Quốc với giá FOB (giá FOB là giá bao gồm các chi phí vận chuyển lô hàng ra cảng, thuế xuất khẩu và thuế làm thủ tục xuất khẩu tại cửa khẩu bên nước của người bán, ở đây là Trung Quốc). Với điều kiện nhập là FOB thì bên mua luôn luôn là bên phải trả chi phí cho EBS.

Do đó, khi thương thảo hợp đồng thì các bên phải kiểm tra, tham khảo các điều khoản về chi phí và các phần phí phát sinh (nếu có) để có thể rõ ràng về bên nào sẽ là người chi trả phí phát sinh để tránh xảy ra tranh chấp. 

ai-la-nguoi-tra-phu-phi-xang-dauTrong hợp đồng phải chỉ rõ ai là người trả phí EBS

Trên đây là chia sẻ của HVT Logistics về phụ phí EBS (Emergency Bunker Surcharge) trong xuất nhập khẩu hàng hoá, giúp bạn hiểu thêm về các loại surcharge khi muốn vận chuyển hàng hoá của mình.

>>> Xem thêm: Cách phân biệt phí DEM(Demurrage) và Detention(DET)

Mọi thông tin chi tiết về dịch vụ xuất nhập khẩu, xin liên hệ với chúng tôi tại:

Công ty TNHH TM&DV xuất nhập khẩu HVT

Địa chỉ: 19 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline1900.299.234

Emailcskh@hvtlogistics.vn

Fanpagehttps://www.facebook.com/hvtlogistics.vn/


HVT
Bởi seohvt
31/10/2022
Chia sẻ: Facebook twitter

Bài viết liên quan

Messenger