Trong quá trình mua bán hàng hóa, bên mua và bên bán luôn có quy định những điều khoản thỏa thuận để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên. Một trong những thỏa thuận quan trọng trong quá trình vận chuyển là CNF. Vậy CNF là gì, nội dung ra sao? Hãy cùng tìm hiểu với HVT Logistics qua bài viết này nhé !
1. CNF là gì?
CNF là viết tắt của Cost & Freight (hoặc Cost, no Insurance, Freight). Đây một loại thỏa thuận trong quá trình vận chuyển hàng hóa và được gọi chung là thỏa thuận vận chuyển. Theo đó, người bán sẽ trả tiền vận chuyển để bên giao hàng sẽ giao hàng đến người mua. Giá CNF thường không bao gồm chi phí bảo hiểm.
CNF là thỏa thuận về việc vận chuyển hàng trong xuất nhập khẩu
Theo đó, người bán sẽ là bên có trách nhiệm thuê tàu để chở hàng và trả phí bao gồm các chi phí bốc hàng và chuyển hàng lên tàu. Trước khi hàng được giao thì bảo quản hàng hóa cũng như rủi ro sẽ do bên bán chịu trách nhiệm.
Sau khi hàng hóa được giao cho bên vận chuyển, tức kể từ khi hàng được chuyển lên tàu để chuyển đến người mua thì trách nhiệm sẽ được chuyển giao cho bên mua. Lúc này, người mua sẽ có trách nhiệm trả phí vận chuyển cũng như chịu trách nhiệm về rủi ro xảy ra.
Các chi phí người bán cần trả khi bán hàng xuất khẩu
Cùng với sự tăng trưởng của thương mại quốc tế, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa nhập khẩu ngày càng cao. Do vậy, khi nắm vững các tùy chọn vận chuyển sẽ giúp chủ doanh nghiệp cũng như người bán có được sự linh hoạt và hiệu quả hơn trong công việc.
>>> Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu đồ y tế về Việt Nam
2. Cách tính giá CNF
Để tính giá CNF, ta phải tiến hành hai phần thanh toán như sau:
-
Tính giá hàng hóa theo hợp đồng ngoại thương
-
Tính cước phí vận chuyển theo thỏa thuận tại hợp đồng.
Giá CNF sẽ bằng tích ba khía cạnh gồm: số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu thực tế , giá tính thuế trên mỗi đơn vị hàng hóa và thuế suất nhập khẩu.
Lưu ý rằng, bên cạnh giá CNF thì khi nhập khẩu hàng từ một quốc gia thì người bán còn phải trả thêm các chi phí như: thuế nhập khẩu, chi phí bảo hiểm, lệ phí hải quan, thuế VAT….Đây được coi là nghĩa vụ và bắt buộc phải thực hiện khi có yêu cầu.
3. Nghĩa vụ và trách nhiệm của người bán trong CNF
Phải cung cấp hàng hóa đầy đủ theo đúng số lượng mà hai bên đã thỏa thuận tại hợp đồng. Bên cạnh hàng hóa, bên bán cần cung cấp đầy đủ các giấy tờ, chứng từ nhận hàng sao cho phù hợp với quy định tại hợp đồng.
Để có được giấy phép nhập khẩu, bên bán sẽ là bên có trách nhiệm với hàng hóa, chịu rủi ro cũng như chi phí theo yêu cầu.
Họ cũng sẽ là bên có trách nhiệm chuẩn bị các thủ tục theo yêu cầu của hải quan để hàng hóa được phép xuất khẩu.
Bên bán là bên ký kết hợp đồng và thanh toán chi phí cho đơn vị vận tải khi thuê vận chuyển.
Mặc dù nghĩa vụ thanh toán bảo hiểm không thuộc phần nghĩa vụ của mình nhưng người bán vẫn có trách nhiệm cung cấp các thông tin cần thiết một cách chính xác để người mua tiến hành mua bảo hiểm cho hàng hóa.
Thời gian giao hàng phải được đảm bảo theo đúng thỏa thuận và bên bán cần lưu ý điều này khi thuê vận chuyển hàng để tránh kéo dài thời gian vận chuyển. Do vậy, ngay từ khâu vận chuyển hàng lên tàu cần phải có thời gian cụ thể và bên bán phải tuân thủ thời gian này.
Trách nhiệm kiểm tra và cung cấp thông tin về hàng hóa là trách nhiệm của bên bán. Sau khi bên bán hoàn tất việc cung cấp thông tin thì bên mua mới có thể hoàn thành thủ tục nhận hàng.
Bên cạnh thông tin về hàng hóa thì chứng từ vận chuyển phải được bên bán cung cấp kịp thời để bên mua nhận hàng đúng hạn.
>>> Tham khảo dịch vụ: Vận chuyển hàng từ Việt Nam sang Campuchia
4. So sánh CNF và CFR
Vì đều là các điều khoản liên quan đến việc giao hàng và sử dụng rộng rãi trong thương mại nên một số nhà giao dịch có xu hướng sử dụng CNF thay vì CFR.
Mặc dù ý nghĩa của hai thuật ngữ trên là giống nhau, nhưng một số trường hợp cần sử dụng chính xác thuật ngữ mới hợp lệ.
Trong incoterms 2000 thì các điều khoản đều chứa thuật ngữ CNF, nhưng đến incoterms 2010 thì chúng đều được chuyển thành CFR. Và sự thay đổi này đều nhận được sự đồng ý của các thương nhân trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, dù đã được loại bỏ nhưng thuật ngữ C&F vẫn được sử dụng sau 13 năm sửa đổi điều khoản.
Tóm lại, việc sử dụng thuật ngữ CNF hay CFR sẽ được sử dụng ở bất kỳ đầu khi có yêu cầu. Tùy thuộc vào quy định tại hợp đồng mua bán của người mua và người bán cũng như việc họ sử dụng và đề cập đến điều khoản incoterms nào tại hợp đồng.
>>> Xem thêm: Hoá đơn chiếu lệ (PI) là gì?
Mọi thông tin về dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế, xin liên hệ với chúng tôi tại:
Công ty TNHH TM&DV xuất nhập khẩu HVT
Địa chỉ: 19 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 1900.299.234
Email: cskh@hvtlogistics.vn