CFR là gì? Hướng dẫn tính giá CFR trong xuất nhập khẩu

calendar 24/04/2023
calendar 0

CFR là một trong 11 điều kiện thương mại quốc tế cơ bản, thuộc nhóm C của Incoterm 2020 và rất phổ biến trong Xuất nhập khẩu. Vậy, chi tiết điều kiện CFR là gì? Quy định của chúng ra sao? Cách tính giá CFR? Nghĩa vụ của người bán và người mua trong CFR?

Tất cả sẽ được HVT Logistics giải đáp ngay sau đây.

1. CFR là gì?

CFR (viết tắt của Cost and Freight) có nghĩa là “tiền hàng” và “cước phí”. Đây là một trong 11 điều kiện thương mại quốc tế theo tiêu chuẩn Incoterms do Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) công bố và áp dụng cho vận tải biển và thủy nội địa.

cfr-la-gi-1CFR là viết tắt của Cost and Freight

Theo điều kiện CFR, người bán sẽ có trách nhiệm phải giao hàng lên tàu ở cảng bốc hàn. Điểm chuyển giao rủi ro về mất mát hay hư hỏng hàng hoá từ người bán sang người mua khi hàng hoá được giao lên tàu. 

Dù đã hết trách nhiệm về hàng hoá kể từ thời điểm hoàn thành bốc xếp lên tàu, người bán vẫn phải ký hợp đồng và chi trả các chi phí và cước phí cần thiết để vận chuyển hàng hóa tới cảng đến theo quy định. 

Ngoài ra, với điều kiện CFR, người bán không có nghĩa vụ gì với người mua về việc ký kết hợp đồng bảo hiểm. Do đó, người mua tự mua bảo hiểm cho hàng hóa để tránh rủi ro có thể phát sinh trong quá trình vận chuyển nếu nhận thấy sự cần thiết.

2. Hướng dẫn cách tính giá CFR

Để làm hợp đồng Xuất nhập khẩu, xin C/O, tính toán chi phí giá thành sản phẩm,…chúng ta cần biết được giá hàng hóa theo điều kiện CFR. Giá CFR được tính bằng tổng giá FOB (giá tại cửa khẩu của bên xuất) và cước phí vận chuyển.

Công thức tính giá CFR như sau:

Giá CFR = Giá FOB + Cước phí vận chuyển 

Trong đó:

  • Giá FOB không bao gồm phí bảo hiểm và cước phí vận chuyển hàng tới cảng của bên nhập khẩu.

  • Cước phí vận chuyển là chi phí thuê phương tiện vận tải để chở hàng từ cảng đi đến cảng đến.

Ví dụ: Người bán ở Việt Nam bán hàng cho người mua ở Nhật Bản với điều kiện CFR cảng Osaka. Giá FOB tại cảng Hải Phòng là 1000 USD/tấn. Cước phí vận chuyển từ cảng Hải Phòng đến cảng Osaka là 100 USD/tấn. Vậy giá CFR tại cảng Osaka là: Giá CFR = 1000 USD/tấn + 100 USD/tấn = 1100 USD/tấn.

>>> Tham khảo: Dịch vụ Hải quan trọn gói của HVT Logistics để được hỗ trợ làm các thủ tục hải quan cần thiết khi vận chuyển hàng hoá quốc tế.

3. Nghĩa vụ của người mua và người bán trong CFR

cfr-la-gi-2Nghĩa vụ của các bên trong CFR

Theo điều kiện CFR, người mua và người bán có những nghĩa vụ và trách nhiệm cụ thể như sau:

Nghĩa vụ của người bán trong CFR

Khi thực hiện vận chuyển hàng hóa theo điều kiện CFR, người bán phải thực hiện những nghĩa vụ cơ bản sau:

  • Người bán phải giao hàng hóa, hóa đơn thương mại và chứng từ hàng hóa đúng theo thoả thuận trong với hợp đồng mua bán

  • Người bán có trách nhiệm giao, xếp hàng an toàn lên tàu theo đúng thời gian đã thỏa thuận tại cảng đi

  • Người bán phải chịu mọi rủi ro mất mát hoặc thiệt hại cho đến khi xếp hàng lên tàu

  • Người bán phải ký kết và chi trả đầy đủ chi phí đúng hạn cho hợp đồng vận chuyển hàng hóa cho đến cảng đến quy định

  • Người bán phải thông báo cho người mua về việc giao hàng và cung cấp chứng từ cần thiết để người mua nhận hàng.

  • Người bán phải làm thủ tục xuất nhập khẩu và chịu các chi phí liên quan.

  • Người bán phải kiểm tra, đóng gói, đánh dấu và kiểm soát chất lượng hàng hóa trừ khi các bên đã thỏa thuận khác.

Nghĩa vụ của người mua trong CFR

Để đảm bảo việc giao hàng được an toàn và thuận lợi nhất, người mua cũng có những trách nhiệm nhất định trong CFR. Cụ thể như sau:

  • Người mua phải thanh toán đầy đủ giá tiền hàng hóa theo hợp đồng mua bán.

  • Người mua phải nhận hàng hóa từ người vận chuyển tại cảng đến và làm thủ tục nhập khẩu.

  • Làm thủ tục quá cảnh nếu lộ trình vận chuyển có qua nước thứ 3.

  • Người mua phải chịu trách nhiệm và rủi ro về mất mát hoặc thiệt hại hàng hóa từ khi hàng hóa được giao lên tàu tại cảng đi hoặc từ khi kết thúc thời gian giao hàng đã thỏa thuận.

  • Người mua phải trả các chi phí liên quan đến việc dỡ hàng tại cảng đến và vận chuyển hàng hóa đến kho của mình.

  • Người mua phải trả các chi phí phát sinh do không kịp hay không thông báo chính xác cho người bán về thời điểm và địa điểm nhận hàng.

  • Người mua phải thông báo cho người bán đầy đủ thông tin về việc vận chuyển, bao gồm: Tên tàu, cảng đi và cảng đến.

  • Người mua phải tự ký kết hợp đồng bảo hiểm cho hàng hóa nếu muốn bảo vệ quyền lợi của mình trước các rủi ro trong quá trình vận chuyển.

Trên đây là toàn bộ nhưng giải đáp của HVT Logistics cho câu hỏi “CFR là gì?” và những thông tin liên quan. Hy vọng qua bài viết, bạn đã hiểu rõ về CFR và áp dụng những thông tin trên một cách hiệu quả trong trường hợp của mình. 

>>> Xem thêm: Inbound Logistics là gì?

Mọi thông tin chi tiết về dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế, xin liên hệ với chúng tôi tại:

Công ty TNHH TM&DV xuất nhập khẩu HVT

Địa chỉ: 19 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline1900.299.234

Emailcskh@hvtlogistics.vn

Fanpagehttps://www.facebook.com/hvtlogistics.vn/


HVT
Bởi seohvt
24/04/2023
Chia sẻ: Facebook twitter

Bài viết liên quan