Phí LSS là gì? Tại sao lại có phí này trong xuất nhập khẩu?

calendar 11/11/2022
calendar 0

Trong vận tải đường hàng không và đường biển, phụ phí LSS là loại phí xuất hiện khá nhiều khi các doanh nghiệp muốn xuất nhập khẩu hàng. Vậy đây là phí gì và tại sao lại xuất hiện loại phí trên? Hãy cùng tìm hiểu với HVT Logistics nhé !

1. Phí LSS là gì?

Phí LSS (tên tiếng Anh là: Low Sulphur Surcharge) là phụ phí được nộp với mục đích giảm thải lưu huỳnh và áp dụng với các hàng hóa tham gia quá trình xuất nhập khẩu được áp dụng từ ngày 01/01/2020. Phụ phí này chủ yếu xảy ra ở đường hàng không hoặc đường biển.

phi-lss-la-gi-trong-xuat-nhap-khau-1Phụ phí LSS được áp dụng tại cảng bốc hàng (POL)

Ta có thể coi đây là tiền cước, dù trả trước hay trả sau thì người trả cước sẽ là người phải trả phí LSS.

Bên cạnh tên gọi phụ phí lưu huỳnh (LSS) như trên, phí này còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như: phụ phí nhiên liệu xanh (GFS), phụ phí khu vực kiểm soát khí thải (ECA)...

>>> Xem thêm: MSDS là gì?

2. Tại sao lại có phí LSS - Low Sulphur Surcharge?

Do nguyên liệu hầm sử dụng cho các tàu thương mại chứa hàm lượng lưu huỳnh cao, gây ảnh hưởng đến môi trường nên IMO đã đưa ra loại phí trên để nhằm giảm và hạn chế việc sử dụng nguyên liệu trên của các hãng tàu.

Để bảo vệ môi trường thì sử dụng nguyên liệu sạch là điều cần thực hiện, tuy nhiên chi phí lại khá tốn kém nên phí LSS có thể được coi là khoản phí giúp bù đắp một phần chi phí phát sinh do việc sử dụng nhiên liệu sạch nêu trên.

Đó cũng chính là lý do phí LSS có tên gọi là phí giảm thải lưu huỳnh, tức khi đóng phí này, lượng lưu huỳnh sẽ được giảm và hạn chế hơn khi hãng tàu chuyển từ sử dụng nguyên liệu hầm chứa nhiều lưu huỳnh sang nguyên liệu sạch và thân thiện với môi trường hơn.

phi-lss-la-gi-trong-xuat-nhap-khau-2Sự cần thiết của phí LSS trong quá trình vận tải hàng hoá trên biển

Theo quy định, kể từ ngày 1/1/2015 thì phí LSS bắt đầu được áp dụng. Theo đó, phí này sẽ có khoảng không gian áp dụng được xác định là nằm trong khu vực kiểm soát khí thải.

Hiện nay, mức phí LSS có xu hướng tăng theo thời gian. Lý giải nguyên nhân trên, từ ngày 1/1/2020 IMO đã đưa ra yêu cầu giảm 85% lượng khí thải lưu huỳnh so với năm 2012. Điều này khiến chi phí dành cho việc chi trả LSS tăng cao, gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

>>> Tham khảo dịch vụ: Vận chuyển hàng từ Đức về Việt Nam

3. Mức phí Low Sulphur Surcharge là bao nhiêu?

Mức thu phí LSS được áp dụng khác nhau cho từng hãng tàu và tuyến vận chuyển hàng dài hay ngắn.

Phí Low Sulphur Surcharge tham khảo tại các khu vực:

  • Northwest Europe/New York: $50-150

  • Baltic/New York: $150-260

  • Northwest Europe/Savannah: $100-200

  • Baltic/Savannah: $150-300

  • Northwest Europe/East Coast, Canada: $80-260

  • Baltic/East Coast, Canada: $180-370

  • China/Northwest Europe: $30-50

  • China/Baltic: $130-150

  • China/West Coast, US: $35-150

  • China/East Coast, US: $50-60.

4. Phí LSS bên nào chịu?

Hiện nay chưa có quy định nào quy định rõ bên nào sẽ chịu phí LSS vì đây là phí mà doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp nhập khẩu có thể thương lượng và thỏa thuận với nhau về bên chịu phí.

phi-lss-la-gi-trong-xuat-nhap-khau-3Bên chịu phí Low Sulphur Surcharge theo thỏa thuận

Do vậy, Bên chịu mức phụ phí trên sẽ được quy định tại hợp đồng theo sự thỏa thuận của hai bên. Đồng thời, trên mã vận đơn cũng có nêu rõ thông tin người chịu phí LSS nên người có thông tin trên Hợp đồng và mã vận đơn cần tuân thủ việc trả phí theo đúng quy định.

5. Phụ phí LSS dành cho hàng xuất khẩu hay nhập khẩu?

Tất cả các hàng hóa tham gia vào quá trình xuất nhập khẩu đều được áp phí LSS để hạn chế việc sử dụng nguyên liệu chứa nhiều lưu huỳnh gây ảnh hưởng đến môi trường.

Do vậy, dù là tàu nào hay trên bất cứ tuyến nào thì đều có nghĩa vụ đóng phí LSS nêu trên. Mức phí sẽ dựa trên tuyến vận chuyển của tàu để xác định mức giá, tuyến càng dài thì mức phí càng cao.

Lưu ý rằng, phí LSS không gộp chung với phí vận tải tài chính, nó được tính riêng với mức phí là 40 USD cho container 20 và 80 USD cho container 40. 

Ngoài ra, khi khách hàng không nhận được báo giá về mức phí LSS thì mức phí này đã được cộng dồn vào cước tàu hoặc phụ phí BAF. Trường hợp này thường xảy ra với những khách có hàng lẻ với số lượng hàng nhỏ. 

Tóm lại, trên đây là những thông tin liên quan đến phụ phí LSS mà doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu cần đóng. Qua đó ta thấy được vai trò, mục đích của loại phụ phí trên và tích cực hơn trong việc đóng phí theo quy định.

>>> Xem thêm: Emergency Bunker Surcharges (EBS) trong XNK là phí gì?

Mọi thông tin chi tiết về dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế, xin liên hệ với chúng tôi tại:

Công ty TNHH TM&DV xuất nhập khẩu HVT

Địa chỉ: 19 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline1900.299.234

Emailcskh@hvtlogistics.vn

Fanpagehttps://www.facebook.com/hvtlogistics.vn/


HVT
Bởi seohvt
11/11/2022
Chia sẻ: Facebook twitter

Bài viết liên quan