Hợp đồng ngoại thương là gì? Quy định về hợp đồng ngoại thương

calendar 31/10/2022
calendar 0

Để đảm bảo về mặt quyền lợi của các bên trong hoạt động mua bán, hợp đồng ngoại thương được ra đời để ràng buộc về mặt pháp lý khi các bên xác lập quan hệ mua bán với nhau. Nội dung hợp đồng được quy định ra sao, hãy cùng tìm hiểu.

1. Hợp đồng ngoại thương là gì?

Đầu tiên, ta hiểu thế nào là hoạt động ngoại thương? Hoạt động ngoại thương là hoạt động mua bán hàng hóa có yếu tố nước ngoài, được thực hiện qua các hình thức như xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.

hop-dong-ngoai-thuong-la-gi
Hoạt động ngoại thương xác lập giữa hai chủ doanh nghiệp

Từ định nghĩa trên, ta có thể hiểu hợp đồng ngoại thương chính là văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động ngoại thương giữa các bên khi mua bán hàng hóa quốc tế với nhau.

Khi hợp đồng này được lập ra, quyền lợi, nghĩa vụ và các vấn đề khác của các doanh nghiệp sẽ được đảm bảo thực hiện theo những cam kết mà các bên đã xác lập tại hợp đồng. Việc một bên không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ sẽ bị xem là không tuân thủ quy định và có thể đưa ra xét xử bởi tòa án.

2. Ví dụ về hợp đồng ngoại thương

Ví dụ: Công ty H ở Việt Nam xuất khẩu 10 tấn gạo cho công ty A ở Mỹ. Hai bên đã thỏa thuận và lập ra hợp đồng ngoại thương và quy định cụ thể quyền hạn và trách nhiệm của các bên. 

vi-du-hop-dong-ngoai-thuong
Điều khoản về trách nhiệm của hai bên tại hợp đồng.

Lúc này các bên phải có trách nhiệm tuân thủ quy định tại hợp đồng và mỗi bên sẽ giữ một bản hợp đồng, có giá trị pháp lý như nhau. Khi có tranh chấp, các bên sẽ thương lượng giải quyết trên cơ sở hòa bình. Nếu không thể giải quyết trực tiếp thì có thể nhờ Tòa án phân xử.

3. Nội dung hợp đồng ngoại thương

  • Xét về chủ thể, người bán và người mua phải có quốc tịch khác nhau và thực hiện việc mua bán ở hai hay nhiều quốc gia khác nhau. Quy định này đặt ra để tránh trường hợp hai bên thực hiện mua bán tại cùng một quốc gia thì dù khác quốc tịch nhưng vẫn không xem đó là mua bán có tính chất quốc tế.

  • Đây là hợp đồng dựa trên sự thỏa thuận và tự nguyện hoàn toàn của các bên.

  • Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa và các hàng hóa này được chuyển hoặc sang nhượng từ nước này qua nước kia.

  • Về đơn vị thanh toán sẽ là đồng ngoại tệ của một trong hai nước, điều này sẽ do hai bên thỏa thuận và nêu tại hợp đồng.

  • Cơ quan giải quyết tranh chấp khi không tự hòa giải được là tòa án hoặc trọng tài thương mại.

4. Mẫu hợp đồng ngoại thương

Việc lập hợp đồng sẽ căn cứ vào mẫu sẵn có, mẫu hợp đồng ngoại thương bắt buộc phải có các điều khoản như: thông tin người mua, người bán và thông tin đơn hàng; điều khoản về chất lượng, số lượng hàng hóa; Điều khoản quy định về giá cả và phương thức thanh toán (bao gồm cả hình thức tiền thanh toán); Điều khoản về thời gian, phương thức và điều kiện giao nhận hàng….

Đặc biệt là các điều khoản về quyền lợi và trách nhiệm của các bên. Đây là điều khoản nòng cốt và bắt buộc phải có tại mỗi hợp đồng để đảm bảo về mặt thực hiện quyền và nghĩa vụ đầy đủ và đảm bảo.

Bên cạnh đó, các điều khoản như bồi thường thiệt hại, sự kiện bất khả kháng, điều khoản thi hành và các điều khoản về giải quyết tranh chấp, khiếu nại cũng cần được cụ thể tại hợp đồng.

mau-hop-dong-ngoai-thuong
Mẫu hợp đồng ngoại thương

5. Lưu ý về các điều khoản quan trọng trong hợp đồng ngoại thương

- Khi lựa chọn nguồn luật áp dụng tại các hợp đồng ngoại thương, các bên cần lưu ý cẩn thận vì đây là hợp đồng có yếu tố nước ngoài nên nguồn luật áp dụng sẽ rất rộng.

Thông thường các bên sẽ cùng thống nhất chọn pháp luật áp dụng chung và được cụ thể tại hợp đồng. Nếu không có điều khoản chọn luật thì pháp luật sẽ căn cứ vào việc các bên có là thành viên của công ước quốc tế không.

Nếu đều là thành viên thì công ước trên mặc nhiên được áp dụng dù các bên không có thỏa thuận tại hợp đồng. Nếu cả hai bên đều không muốn áp dụng công ước thì có thể thỏa thuận và thêm điều khoản về từ bỏ áp dụng theo công ước và chọn ra luật áp dụng phù hợp.

- Khi có tranh chấp phát sinh, lựa chọn tự giải quyết hay giải quyết bởi tòa án hay trọng tài là điều mà các bên cần quan tâm. Tuy nhiên, để tránh rắc rối và tốn nhiều thời gian thì các bên nên tự thương lượng và tự giải quyết. 

giai-quyet-tranh-chap-trong-hop-dong-ngoai-thuong
Hai bên bắt tay, giải quyết tranh chấp bằng hòa bình

Chỉ khi nào không thể tự giải quyết thì các bên mới nên chọn giải quyết bởi tòa án hay trọng tài. Việc giải quyết bởi hai cơ quan trên sẽ mang tính cưỡng chế và bắt buộc áp dụng nên cần cân nhắc.

Trên đây là chia sẻ của HVT Logistics về hợp đồng thương mại trong xuất nhập khẩu là gì, quy định ra sao giúp bạn đọc nắm được các quyền lợi của các bên trong mua bán quốc tế.

>>> Xem thêm: Cách tra cứu nộp thuế tờ khai hải quan chính xác

Mọi thông tin chi tiết về dịch vụ xuất nhập khẩu, xin liên hệ với chúng tôi tại:

Công ty TNHH TM&DV xuất nhập khẩu HVT

Địa chỉ: 19 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline1900.299.234

Emailcskh@hvtlogistics.vn

Fanpagehttps://www.facebook.com/hvtlogistics.vn/


HVT
Bởi seohvt
31/10/2022
Chia sẻ: Facebook twitter

Bài viết liên quan

Messenger