Freight Cost là gì? Có mấy loại Freight Cost trong XNK?

calendar 31/10/2022
calendar 0

Có lẽ với những bạn làm trong ngành xuất nhập khẩu hay lĩnh vực kế toán thì đều không còn xa lạ với thuật ngữ Freight cost. Vậy đây là chi phí gì và được quy định như thế nào, hãy cùng tìm hiểu với HVT Logistics nhé.

1. Freight Cost là gì?

Phí vận chuyển hàng hóa (tiếng Anh là: Freight Cost) Khoản phí mà người mua hoặc bán phải trả cho bên thực hiện vận chuyển hàng hóa được gọi chung với tên gọi là Freight Cost. Hiểu một cách ngắn gọn, chi phí vận chuyển chính là số tiền mà doanh nghiệp cần phải trả khi có nhu cầu chuyển hàng.

Freight cost - Chi phí phải trả cho việc vận chuyển.Freight cost - Chi phí phải trả cho việc vận chuyển.

Tuy nhiên cách hiểu này chưa thật sự đầy đủ vì chi phí này được dùng cho nhiều đối tượng khác nhau chứ không chỉ dừng lại ở ngành xuất nhập khẩu hàng hóa.

Tùy vào khoảng cách vận chuyển, khối lượng hàng hóa cũng như loại hàng mà có cước phí khác nhau. Bên cạnh đó, có thể phát sinh thêm các phí khác trong quá trình vận chuyển như xăng, dầu, VAT, phí ship hàng…

Hiện nay, nhiều công ty tính giá vận chuyển không dựa trên trọng lượng hàng mà dựa trên tỷ trọng của hàng hóa. Vì khi vận chuyển tính theo trọng lượng thì sẽ bị giới hạn về số lượng nên khi tính chi phí sẽ mắc hơn so với tỷ trọng.

>>> Xem thêm: Dịch vụ làm thủ tục hải quan uy tín tại Hà Nội

2. Có mấy loại Freight Cost?

Có 2 loại Freight Cost là:

  • Loại đầu tiên là Freight Prepaid tức là vận chuyển có thanh toán phí trước. Theo đó, người gửi hàng sẽ thanh toán cước phí cho bên vận chuyển và sẽ nhận lại tiền sau khi bên vận chuyển giao đơn và nhận thanh toán từ người mua.

  • Loại thứ hai là Freight Collect, với loại này người nhận hàng sẽ phải thanh toán cước phí khi nhận hàng từ đơn vị vận chuyển. Đây là cách được áp dụng nhiều trên thực tế.

Vận đơn đường biển có thể mô tả các khoản phí này theo nhiều cách khác nhau:

  • Người nhận hàng thu hộ: Người nhận hàng thanh toán freight cost, lo thủ tục hải quan và các khoản thuế áp dụng.
  • Trả trước toàn bộ hoặc một nửa: Người gửi hàng thanh toán cước phí, có lẽ nhận được một thỏa thuận tốt hơn người nhận hàng có thể đã nhận được. Người gửi hàng sau đó chuyển chi phí này cho người nhận hàng.
  • Bên thứ ba: Bên thứ ba, thường là một công ty hậu cần, xử lý việc thanh toán phí vận chuyển.
  • Thu tiền khi giao hàng (COD): Khi giao hàng, người nhận hàng thanh toán cho người vận chuyển, người sau đó sẽ thanh toán cho người gửi hàng.
  • Xuất xứ: Freight-on-Board , hoặc Free-on-Board (FOB) Xuất xứ: Tại bến của người gửi hàng, người nhận hàng chịu trách nhiệm về cước phí và thanh toán mọi chi phí.
  • FOB Gốc, Trả trước cước phí: Tương tự như trên, ngoại trừ người gửi hàng thanh toán cước phí vận chuyển.
  • FOB Gốc, trả trước cước phí và tính phí hoàn lại: Tương tự như trên, chỉ người gửi hàng lập hóa đơn cho người nhận hàng về cước phí vận chuyển.
  • FOB Đích: Tại bến của người nhận hàng, tiêu đề cho hàng hóa được chuyển đi. Người ký gửi sẽ lo phí vận chuyển.
  • FOB Đích, Freight Collect: Tương tự như trên, chỉ có người nhận hàng lo cước phí.
  • FOB Đích, Thu và Cho phép Cước: Tương tự như trên, ngoại trừ người nhận hàng khấu trừ phí vận chuyển trong hóa đơn của người gửi hàng.

3. Các yếu tố ảnh hưởng tới Freight Cost

Đầu tiên là mặt khối lượng của hàng hóa, với các hàng hóa nhẹ như thư, quà tặng hay tài liệu sẽ có mức phí thấp hơn so với các mặt hàng có trọng lượng lớn.

Và thông thường, bên vận chuyển sẽ cung cấp các mức khối lượng như dưới 1kg, 1kg, 2kg, 3kg… để người dùng dễ dàng lựa chọn khối lượng cho phù hợp với đơn hàng của mình.

Về phương tiện vận chuyển, vận chuyển bằng máy bay sẽ nhanh nhưng sẽ tốn nhiều chi phí nhất còn vận chuyển bằng các phương tiện như xe oto, xe máy thì chi phí thấp hơn nhưng thời gian sẽ lâu hơn.

Về phương thức vận chuyển, hầu hết các đơn vị vận chuyển đều cung cấp các phương thức vận chuyển như vận chuyển hỏa tốc, vận chuyển nhanh, vận chuyển 4h, vận chuyển tiết kiệm.

Trong đó, vận chuyển hỏa tốc sẽ diễn ra nhanh nhất, áp dụng cho các đơn cần giao gấp trong ngày. Trong vòng 15 phút, shipper sẽ đến lấy hàng và giao nhanh nhất có thể.

Về quãng đường di chuyển, cũng giống như yếu tố về khối lượng, khi khoảng cách càng lớn thì chi phí sẽ càng cao.

Bảo hiểm hàng hóa cũng là yếu tố cần quan tâm. Khi hàng hóa đã mua gói bảo hiểm cho mặt hàng của mình thì khi có hư hỏng hay ảnh hưởng đến hàng hóa thì bên vận chuyển sẽ chịu trách nhiệm bồi thường.

4. Cách kiểm soát chi phí vận chuyển

Làm thế nào để hạn chế chi phí phát sinh khi vận chuyển hàng.Làm thế nào để hạn chế chi phí phát sinh khi vận chuyển hàng?

- Chọn đơn vị giao hàng gần khu vực giao nhất để tiết kiệm thời gian lấy hàng cũng như dễ dàng kiểm soát đơn hàng.

- Nên khảo sát giá từ nhiều trung tâm vận chuyển khác nhau để chọn ra nơi có mức giá hợp lý và nhiều ưu đãi nhất.

- Để hạn chế hư hỏng về tài sản gây phát sinh các khoản chi phí thì bên người dùng nên lưu ý trong khâu đóng gói hàng. Việc đóng gói hàng bằng túi chống sốc quấn nhiều lớp đôi khi không phù hợp hoàn toàn với tất cả loại hàng.

Do vậy, bên cạnh sử dụng túi chống sốc thì với các sản phẩm dễ vỡ, nên sử dụng thêm thùng gỗ để bảo vệ hàng hóa được tốt nhất.

- Việc gộp nhiều lô hàng nhỏ có cùng hướng di chuyển với nhau khi vận chuyển cũng giúp tiết kiệm chi phí đáng kể. Cách thức này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí cho bên vận chuyển mà còn giúp đơn hàng nhanh đến tay khách hàng.

- Nếu không cần gấp thì nên lựa chọn vận chuyển bằng các phương tiện thông dụng như tàu, ô tô để tiết kiệm chi phí thay vì sử dụng máy bay.

Trên đây là một vài vấn đề xoay quanh chi phí vận chuyển Freight Cost cũng như cách thức để tiết kiệm chi phí cho người dùng. Mong những giải đáp trên có thể đem đến cho người dùng những kiến thức bổ ích chi phí vận chuyển cũng như giúp họ chọn ra được cách thức phù hợp nhất.

>>> Xem thêm: So sánh nhập khẩu tiểu ngạch và chính ngạch

Mọi thông tin chi tiết về dịch vụ xuất nhập khẩu, xin liên hệ với chúng tôi tại: 

Công ty TNHH TM&DV xuất nhập khẩu HVT

Địa chỉ: 19 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline1900.299.234

Emailcskh@hvtlogistics.vn

Fanpagehttps://www.facebook.com/hvtlogistics.vn/


HVT
Bởi seohvt
31/10/2022
Chia sẻ: Facebook twitter

Bài viết liên quan