Certificate of Conformity (COC) là gì? Có gì khác với CQ không?

calendar 27/10/2022
calendar 0

Để đảm bảo về mặt độc quyền của sản phẩm cũng như tránh được tình trạng “mượn sản phẩm” của các đơn vị khác, đơn vị kinh doanh sản phẩm phải có giấy chứng nhận hợp quy (Certificate of Conformity) cho dòng sản phẩm của mình. Vậy khái niệm cũng như nội dung của Certificate of Conformity như thế nào? Hãy cùng xem bài viết này cùng HVT Logistics !

1. Certificate of Conformity(COC) là gì?

Certificate of Conformity (Giấy chứng nhận hợp quy, viết tắt là: COC) là một chứng chỉ xác nhận rằng một sản phẩm hoặc dịch vụ đã được kiểm tra và đạt các tiêu chuẩn, quy định và tiêu chuẩn an toàn của một quốc gia hoặc tổ chức quốc tế.

COC thường được yêu cầu khi nhập khẩu hoặc xuất khẩu một sản phẩm để chứng minh rằng sản phẩm đó đáp ứng các tiêu chuẩn của quốc gia mà nó đang được nhập hoặc xuất.

Mẫu giấy COC theo quy định hiện nayMẫu giấy COC theo quy định hiện nay

>>> Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu máy phát điện về Việt Nam

2. Những sản phẩm cần Giấy chứng nhận hợp quy (COC)

Có phải sản phẩm nào cũng cần COC không?Có phải sản phẩm nào cũng cần COC không?

Trước sự phát triển của xã hội, hoạt động kinh doanh ngày càng phong phú và đa dạng các mặt hàng với nhiều mẫu mã, chủng loại. Và để đảm bảo về mặt chất lượng, các sản phẩm cần có Giấy chứng nhận hợp quy CoC cũng ngày càng lớn. Đó là các sản phẩm như:

  • Các sản phẩm thuộc sự quản lý của bộ giao thông như kính xe, lốp xe, camera hành trình…

  • Các sản phẩm của bộ phận truyền thông và thông tin như micro, laptop, điện thoại…

  • Các sản phẩm về nguyên vật liệu như sơn chống thấm, xảm khe…

  • Các sản phẩm dùng trong việc xây dựng như: gạch, đá ốp lát, các đường ống nước, xi măng, bê tông…

  • Các sản phẩm phục vụ nông nghiệp như thuốc trừ sâu, phân bón, giống cây..

  • Các sản phẩm trong ăn uống như  thức ăn nhanh, đồ ăn vặt….

3. Nội dung giấy chứng nhận hợp quy(COC)

Certificate of Conformity (CoC) thường bao gồm các thông tin sau:

  • Tên và địa chỉ của công ty sản xuất hoặc nhà cung cấp sản phẩm.
  • Mô tả chi tiết về sản phẩm, bao gồm mã sản phẩm, quy cách, kích thước, trọng lượng, v.v.
  • Tiêu chuẩn hoặc quy định mà sản phẩm đã được kiểm tra và đạt tiêu chuẩn (ví dụ như tiêu chuẩn an toàn, tiêu chuẩn về chất lượng, tiêu chuẩn môi trường, v..v...)
  • Thông tin về các kiểm tra và đo lường đã thực hiện trên sản phẩm, bao gồm cả kết quả.
  • Tên và chức vụ của người ký vào CoC
  • Thời hạn hết hạn của CoC

Lưu ý, các nội dung trong CoC có thể khác nhau tùy thuộc vào quốc gia và tổ chức quốc tế tạo ra các tiêu chuẩn mà sản phẩm cần phải đạt được.

>>> Tham khảo dịch vụ: Vận chuyển hàng từ Malaysia về Việt Nam

4. Quy trình COC theo quy định của pháp luật

Certificate of Conformity được cấp sau khi đơn vị tiến hành kiểm tra hồ sơ đã hợp lệ.Certificate of Conformity được cấp sau khi đơn vị tiến hành kiểm tra hồ sơ đã hợp lệ.

Đầu tiên, khi có nhu cầu làm giấy chứng nhận COC, khách hàng sẽ phải nộp hồ sơ và đợi cơ quan có thẩm quyền xét duyệt. Khi nhận hồ sơ, bộ phận kiểm duyệt sẽ trao đổi với khách hàng về các vấn đề như thủ tục, báo giá, thông tin về sản phẩm….

Tiếp theo, hội đồng hội thẩm sẽ được lập ra để xét duyệt hồ sơ. Đồng thời thành lập thêm các chuyên gia để đánh giá về các tài liệu và lấy mẫu từ các doanh nghiệp.

Sau khi hồ sơ hợp lệ thì hội đồng thẩm định sẽ kiểm tra giám sát để lấy các thông tin cần thiết.

Kế tiếp, giấy thẩm định sẽ được cấp cho doanh nghiệp sau khi đánh giá hoàn thiện. Hiệu lực của giấy này là 3 năm, hết thời gian trên thì doanh nghiệp nên đi chứng nhận để có giấy thẩm định mới.

Cuối cùng là bước giám sát giấy thẩm định, cứ 12 tháng cơ quan có thẩm quyền lại giám sát 1 lần để đảm bảo chất lượng sản phẩm được lưu hành trên thị trường.

5. Sự khác nhau giữa Certificate of Conformity(COC) và Certificate of Quality(CQ)

Nếu như Certificate of Conformity là chứng nhận hợp quy dùng để mô tả đặc tính, thông tin của sản phẩm thì Certificate of Quality là chứng nhận chất lượng dùng để mô tả chất lượng sản phẩm. 

Nếu như COC được cung cấp bởi tổ chức chuyên môn hoặc nhà máy thì CQ chỉ được cấp bởi đơn vị có đủ năng lực và thẩm quyền.

Về mức độ tin cậy thì cả COC hay CQ đều phụ thuộc vào độ uy tín của đơn vị cấp phép nên khó thể phân biệt rõ sự khác nhau của hai loại này.

Trong một số trường hợp, Certificate of Conformity có thể thay thế cho Certificate of Quality, cụ thể:

  • Khi mua lẻ, khách hàng chỉ cần giấy chứng nhận hợp quy để chứng nhận sản phẩm đã "Hợp Quy Chuẩn" nên có thể bỏ qua CQ.

  • Hoặc khi cần chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm thì nhà thầu chỉ cần có COC là đủ biết về các thông tin của sản phẩm, bao gồm cả chất lượng.

Tuy nhiên, cũng có trường hợp COC lại không thể thay thế cho CQ như:

  • Khi sản phẩm thuộc vào danh mục sản phẩm có tiêu chuẩn quốc tế thì bắt buộc cần có CQ do tổ chức có thẩm quyền cấp

  • Hoặc khi chủ đầu tư yêu cầu có Certificate of Quality thì khách hàng phải có chứ không thể dùng giấy chứng nhận hợp quy để thay thế.

Trên đây là chia sẻ của HVT Logistics về Giấy chứng nhận hợp quy (Certificate of Conformity) là gì và các thông tin liên quan giúp bạn đọc hiểu thêm về chứng nhận này. Hy vọng bài viết sẽ đem lại nhiều giá trị cho ngành logistics nước nhà.

>>> Xem thêm: Hàng nhập khẩu chính ngạch là gì?

Mọi thông tin chi tiết về dịch vụ xuất nhập khẩu, xin liên hệ với chúng tôi tại:

Công ty TNHH TM&DV xuất nhập khẩu HVT

Địa chỉ: 19 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline1900.299.234

Emailcskh@hvtlogistics.vn

Fanpagehttps://www.facebook.com/hvtlogistics.vn/


HVT
Bởi seohvt
27/10/2022
Chia sẻ: Facebook twitter

Bài viết liên quan