calendar 15/12/2022
calendar 2407

Bạn đang thắc mắc MSDS là gì? Mục đích và nội dung chi tiết của MSDS như thế nào? Hãy cùng HVT Logistics tìm hiểu chi tiết về MSDS trong bài viết dưới đây nhé.

1. MSDS là gì trong XNK?

MSDS là viết tắt của cụm từ tiếng anh Material Safety Data Sheets, đây là Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất. Nó là văn bản chứa các dữ liệu liên quan đến các thuộc tính của một loại hóa chất cụ thể nào đó. Mục đích sử dụng để phục vụ cho những người cần phải tiếp xúc hay làm việc với loại hóa chất đó. Bất kể là dài hạn hay ngắn hạn, giúp làm việc với hóa chất được an toàn, không bị ảnh hưởng từ nó.

msds-la-gi
MSDS là viết tắt của cụm từ tiếng anh Material Safety  Data Sheets

Bạn lưu ý rằng, không phải bất cứ loại hàng hóa nào cũng phải cần đến giấy chứng nhận MSDS. Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất này thường được áp dụng cho những loại hóa chất nguy hiểm, dễ gây ra cháy nổ. Bên cạnh đó, các sản phẩm dạng bột như thực phẩm chức năng, mỹ phẩm đôi lúc cũng cần giấy chứng nhận MSDS để kiểm tra về độ an toàn với người sử dụng.

2. Mục đích của MSDS (Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất)

MSDS được làm ra không đơn giản chỉ để đáp ứng đúng yêu cầu của các cơ quan chức năng. Hoặc để đáp ứng điều kiện cần trong việc vận chuyển thông qua đường hàng không. Mà MSDS mang nhiều mục đích quan trọng khác, như sau:

  • Nhờ dựa vào MSDS, sẽ đưa ra được các giải pháp, cùng với phương thức vận chuyển phù hợp. Nó đóng vai trò quan trọng, không chỉ trong khâu vận chuyển, mà còn giúp đảm bảo an toàn trong quá trình bốc xếp dễ hàng hóa. Nếu chẳng may gặp phải sự cố, việc xử lý cũng dễ dàng và nhanh chóng hơn.

  • MSDS còn cung cấp về cảnh báo nguy hiểm trong quá trình sử dụng hóa chất hoặc vật liệu. Nếu bạn không tuân thủ các khuyến nghị, cũng như hướng dẫn xử lý trong quá trình thao tác.

  • Giúp người lao động biết được các thông tin cần thiết để sử dụng vật liệu một cách an toàn.

  • Nhờ MSDS mà các tổ chức sử dụng hóa chất xây dựng trong môi trường làm việc an toàn. Có các biện pháp, chương trình đào tạo cũng như các thiết bị bảo vệ với vật liệu trong quá trình làm việc.

  • Ngoài ra, MSDS còn cung cấp thông tin cho người ứng cứu trong các trường hợp xảy ra sự cố. Nhận biết các triệu chứng của phơi nhiễm quá mức, đồng thời đưa ra đề xuất xử lý trong từng trường hợp cụ thể.

3. Ai là người làm Material Safety Data Sheets

Thường thì MSDS sẽ được làm bởi các bên người bán hoặc nhà cung cấp sản phẩm. Cụ thể là công ty sản xuất, hoặc là nhà phân phối – công ty thương mại, cá nhân,... Nó được làm ra để mục đích chính là khai báo.MSDS hoàn chỉnh sẽ yêu cầu chính xác từ tên gọi sản phẩm, thông tin sản phẩm, thành phần, độ sôi, nhiệt độ cháy nổ, cũng như các hình thức được phép vận chuyển.

4. Nội dung chi tiết của MSDS gồm những gì?

Một bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS) hoàn chỉnh cần những nội dung chính sau:

  • Tên gọi của thương phẩm, tên gọi hóa học, cùng với các tên gọi khác cũng như các số đăng ký CAS, RTECS,... Bên cạnh đó, cần có cả tên của nhà sản xuất, nhà cung cấp, số điện thoại khẩn cấp, địa chỉ.

  • Gồm có cả thành phần hóa học, họ hóa học, công thức của hóa chất. Cùng với các phản ứng hóa học với các hóa chất khác như axit, chất ôxi hóa.

  • Cảnh báo các nguy hiểm về tác động xấu lên sức khỏe người lao động, cháy nổ hoặc nguy hiểm về phản ứng. Sẽ đánh giá dựa vào tháng NFPA từ 0 tới 4.

  • Loại họa chất này có độc tính và các hiệu ứng xấu lên sức khỏe con người. Chẳng hạn như nó có làm ảnh hưởng tới mắt, da, hệ tiêu hóa, hô hấp hay khả năng sinh sản của con người không. Các biểu hiện cùng triệu chứng ngộ độc cấp tính và kinh niên.

  • Trong MSDS cần có gợi ý về thiết bị bảo hộ lao động cần sử dụng khi làm việc với loại hóa chất này.

  • Nêu rõ quy trình, thao tác làm việc với hóa chất.

  • Chẳng may bị ngộ độc hay bị tai nạn trong khi sử dụng hóa chất cần trợ giúp y tế ra sao.

  • Các thuộc tính hóa học, vật lý của hóa chất đó. Gồm có biểu hiện bề ngoài, màu sắc, mùi vị, nhiệt độ nóng chảy, tỷ trọng riêng, nhiệt độ sôi, điểm bắt lửa, điểm nổ, độ nhớt, tỷ lệ bay hơi, áp suất hơi, điểm tự cháy, khả năng hòa tan trong các dung môi như nước, thành phần phần trăm cho phép trong không khí, dung môi hữu cơ,...

  • Nêu rõ các điều kiện tiêu chuẩn để bảo quản, lưu giữ hóa chất trong kho. Gồm có độ ẩm, nhiệt độ, độ thoáng khí, các loại hóa chất không tương thích,... Cùng với các điều kiện cần phải được tuân thủ khi tiếp xúc với hóa chất.

  • Các tác động xấu của nó lên thủy sinh vật và môi trường.

  • Đưa ra các phương pháp xử lý phế thải có chứa hóa chất đó. Đồng thời xử lý kho tàng theo định kỳ hay khi bị rò rỉ hóa chất ra ngoài môi trường.

  • Nêu ra các phương tiện, thiết bị và trình tự, quy chuẩn trong phòng cháy-chữa cháy.

  • Khả năng, cùng hệ số tích lũy sinh học (BCF).

  • Kiểm soát phơi nhiễm / Bảo vệ cá nhân: Phần này sẽ gồm có các giới hạn phơi nhiễm cho mỗi quốc gia, nó được phân theo hình thức phơi nhiễm hoặc tiếp xúc quá mức). Cùng với quy định về thiết bị bảo vệ cá nhân được pháp luật khuyến nghị.

  • Đầy đủ thông tin vận chuyển: hạng nguy hiểm, tên vận chuyển, số UN, nhóm gói.

msds
Nội dung chi tiết của MSDS gồm những gì?

5. Cách tìm Material Safety Data Sheets của hóa chất

Bạn có thể tìm được MSDS của hóa chất bằng cách đơn giản sau: Truy cập vào đường link https://chemicalsafety.com/sds-search/ . Sau đó nhấn tổ hợp tìm kiếm Ctrl +F, nhập hóa chất cần tìm vào khung tìm kiếm. Tiếp đến Download file về rồi đổi đuôi tệp là .pdf, bạn cũng có thể dịch ra tiếng việt nếu muốn.

cach-tim-msds
Cách tìm MSDS chính xác

Thông qua bài viết trên, bạn đã biết MSDS là gì chưa nhỉ? Hy vọng với các thông tin chúng tôi cung cấp, sẽ giúp cho bạn hiểu hơn về MSDS và áp dụng nó thật hữu ích cho công việc của mình.

Mọi chi tiết xin liên hệ với chúng tôi tại:

Công ty TNHH TM&DV xuất nhập khẩu HVT

Địa chỉ: 19 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline1900.299.234

Emailcskh@hvtlogistics.vn

Fanpagehttps://www.facebook.com/hvtlogistics.vn/

 

FAQ (Câu hỏi thường gặp)

Msds là viết tắt của từ gì?

Trả lời: Msds là viết tắt của Material Safety Data Sheet.

Làm MSDS ở đâu?

Trả lời: Phiếu an toàn hóa chất MSDS sẽ do người gửi hàng là công ty sản xuất hoặc công ty phân phối (thương mại, cá nhân) được gọi chung là shipper khai báo cho người sử dụng biết rõ thông tin.


HVT
Bởi seohvt
15/12/2022
Chia sẻ: Facebook twitter

Bài viết liên quan

Bình luận