Hàng mậu dịch là gì? Có gì khác với hàng phi mậu dịch?

calendar 30/09/2022
calendar 0

Trong bài viết này, HVT Logistics sẽ giải đáp những thắc mắc này và giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm hàng mậu gì và hàng phi mậu dịch là, từ đó có thể phân biệt được 2 hình thức suất nhập khẩu này có gì giống và khác nhau. Mời các bạn theo dõi !

1. Hàng mậu dịch là gì?

Khái niệm hàng mậu dịchKhái niệm hàng mậu dịch

Hàng mậu dịch (tiếng anh: Commercial Goods) là loại hàng hóa được nhập về với mục đích sản xuất và kinh doanh. Nó được thực hiện dựa trên hợp đồng rõ ràng, được ký kết bằng văn bản và có đầy đủ các loại giấy tờ và thủ tục liên quan. Hàng mậu dịch cũng phải tuân thủ quy định của cơ quan nhà nước bao gồm đóng thuế VAT và các loại thuế khác. Đặc điểm đáng chú ý của hàng mậu dịch là không có giới hạn về số lượng xuất nhập khẩu.

>>> Xem thêm: Hàng Taobao là gì?

2. Hàng phi mậu dịch là gì?

Hàng hoá phi mậu dịch là gì?Hàng hoá phi mậu dịch là gì?

Hàng phi mậu dịch (tiếng anh là non-commercial goods) là những loại hàng hóa được nhập khẩu mà không phải vì mục đích thương mại, nó cũng không phải là hàng hóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu. Loại hàng hóa này được nhập khẩu thông qua Giấy phép của cơ quan quản lý chuyên ngành, đã được nộp thuế trước lúc thông quan.

Một số loại hàng hóa phi mậu dịch như:

  • Sản phẩm, hàng hóa thuộc cá nhân, hoặc cơ quan đại diện của bộ ngoại giao, những tổ chức quốc tế sinh sống và làm việc tại Việt Nam. 

  • Các loại quà tặng, biếu được gửi từ các cá nhân, tổ chức nước ngoài về cho cá nhân, hoặc tổ chức tại Việt Nam và ngược lại từ Việt Nam sang nước khác.

  • Sản phẩm, hàng hóa dùng nhằm viện trợ với mục đích nhân đạo.

  • Hàng hóa, sản phẩm mẫu mà không cần phải thanh toán.

  • Hàng hóa đã được Nhà nước Việt Nam chấp thuận và cho phép tạm nhập. 

  • Hành lý, hành trang của cá nhân đang tiến hành nhập cảnh gửi theo vận tải đơn hoặc có thể là những sản phẩm hàng hóa mang theo thuộc sản phẩm được miễn thuế. 

  • Tài sản đang di chuyển thuộc các cá nhân, hoăc là tổ chức.

  • Dụng cụ, phương tiện để phục vụ công việc của những đối tượng xuất nhập cảnh.

3. Phân biệt hàng mậu dịch và phi mậu dịch

Khá khó phân biệt hàng hóa mậu dịch và phi mậu dịchKhá khó phân biệt hàng hóa mậu dịch và phi mậu dịch

Giống nhau

Hàng mậu dịch và hàng phi mậu dịch có điểm chung giống nhau là:

  • Cả hàng mậu dịch và phi mậu dịch đều phải trả thuế giá trị gia tăng cho nhà nước và các khoản phí quốc tế đi kèm theo quy định của mỗi nước.
  • Cả 2 loại hàng buộc phải có hoá đơn để các cơ quan tổ chức có thể nắm được giá trị và kiểm định tính chính xác của hàng hoá nhằm tránh các trường hợp vận chuyển phi pháp núp bóng hàng hoá mậu dịch hay phi mậu dịch.

Khác nhau

Hai loại hàng hoá này có điểm khác nhau là:

  • Hàng mậu dịch là hàng hoá xuất nhập khẩu với mục đích kinh doanh, mua bán hay là nguyên liệu sản xuất. Còn hàng phi mậu dịch chỉ được xuất nhập khẩu với mục đích cho tặng, viện trợ không được phục vụ cho mục đích thương mại
  • Thời gian vận chuyển hàng phi mậu dịch nhanh do thời gian thanh toán nhanh hơn so với hàng mậu dịch

4. Thủ tục hải quan áp dụng cho hàng hóa phi mậu dịch

Cần có đủ thủ tục hải quan khi nhập hàng phi mậu dịchCần có đủ thủ tục hải quan khi nhập hàng phi mậu dịch

Doanh nghiệp nhập hàng hoá phi mậu dịch sẽ cần phải chuẩn bị theo quy trình như sau:

  • Tờ khai hải quan: Khai hải quan ở trên tờ khai giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP. Nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV được ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC.

  • Vận tải đơn hoặc là các loại chứng từ vận tải khác có giá trị xác nhận về giao dịch hàng phi mâu dịch.

  • Nếu hàng xuất nhâp khẩu nằm trong đối tượng miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì cần xuất trình thêm các chứng từ sau: Văn bản xét miễn thuế của Bộ Tài chính đối với loại hàng hoá là quà biếu, quà tặng có trị giá đã vượt quá định mức miễn thuế quy định.

  • Tờ khai xác nhận viện trợ không phải hoàn lại của cơ quan tài chính theo quy định của Bộ Tài chính đối với những hàng hóa viện trợ không hoàn lại thuộc đối tượng không chịu thuế nhập khẩu, thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt: nộp 01 bản chính.

  • Văn bản ủy quyền ( thuộc trường hợp ủy quyền cho người khác nhập) – 1 bản chính

  • Giấy phép xuất khẩu hàng hóa (đối với trường hợp xuất khẩu hàng có điều kiện): 01 bản chính. Cùng các giấy tờ khác, tuỳ vào từng trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật phải có.

Với các công ty nhập hàng phi mậu dịch sẽ cần bổ sung thêm:

  • Đơn xin nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hoá phi mậu dịch

  • Hóa đơn mà chỉ có giá trị khai báo hải quan, không có giá trị thanh toán

  • Packing list Bản kê chi tiết các hàng hóa (áp dụng với những hàng đóng gói không đồng nhất)

Thủ tục hải quan đối với loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch gồm 4 bước như sau:

  • Đầu tiên là tiếp nhận và kiểm tra chi tiết hồ sơ, đăng ký tờ khai hải quan;

  • Sau đó phải kiểm tra thực tế hàng hóa xác nhận kết quả kiểm tra;

  • Tiếp đến là tính, thu thuế và thực hiện lệ phí hải quan;

  • Cuối cùng là phúc tập hồ sơ.

Thông qua bài viết trên, bạn đã biết mậu dịch là gì chưa nhỉ? Hy vọng với các kiến thức chúng tôi cung cấp, sẽ giúp cho bạn hiểu hơn về hàng hóa mậu dịch và phi mậu dịch, cũng như các thủ tục hải quan khi nhập hai loại hàng hóa này.

>>> Xem thêm: Freight Forwarder là gì trong xuất nhập khẩu?

Mọi thông tin chi tiết về dịch vụ làm thủ tục hải quan trọn gói, liên hệ với chúng tôi tại:

Địa chỉ19 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline1900.299.234

Emailcskh@hvtlogistics.vn

Fanpagehttps://www.facebook.com/hvtlogistics.vn/


HVT
Bởi seohvt
30/09/2022
Chia sẻ: Facebook twitter

Bài viết liên quan