Kiểm hoá là một khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, đây là bước quan trọng có tính “quyết định” để hàng hoá có thể thông quan vào trong nước. Vậy Kiểm hoá là gì? Các bước kiểm hoá theo quy định mới nhất năm 2023 ra sao?
Cùng HVT Logistics tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé!
1. Kiểm hoá là gì? Tại sao phải kiểm hoá?
Kiểm hoá là quá trình mà cơ quan hải quan thực hiện để xác minh và kiểm tra tính chính xác của thông tin trong hồ sơ hải quan so với thực tế của hàng hoá hoặc vật phẩm trong quá trình thực hiện thủ tục xuất khẩu hoặc nhập khẩu.
Khi bạn thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu, bạn cần đăng ký thông tin hải quan, bao gồm các thông tin quan trọng như tên hàng hoá, nhãn hiệu, model, số lượng, đơn giá, mã HS, thuế suất...
Sau khi dữ liệu được truyền qua phần mềm, tờ khai hải quan có thể được phân vào một trong ba loại luồng xử lý: Xanh, Vàng hoặc Đỏ. Nếu bạn bị phân vào luồng Đỏ, bạn sẽ phải chấp hành việc kiểm hoá.
Kiểm hoá là quá trình hải quan kiểm tra thực tế hàng hoá có đúng với tờ khai không
Khi chấp hành việc kiểm hoá, bạn sẽ cần thực hiện hai bước sau:
-
Bước 1: Cung cấp bộ hồ sơ giấy cho cán bộ hải quan kiểm tra, tương tự như khi tờ khai hải quan được phân vào luồng Vàng. Sau khi hồ sơ được kiểm tra và duyệt, nó sẽ được chuyển sang đội kiểm hóa. Lúc này, bạn sẽ chuyển sang bước tiếp theo.
-
Bước 2: Chuẩn bị hàng hoá sẵn sàng để cán bộ hải quan tiến hành kiểm tra thực tế hàng hoá.
Bên cạnh đó, kiểm hoá có thể được cơ quan chức năng có thẩm quyền yêu cầu khi rơi vào một trong các lý do sau:
-
Tờ khai xuất nhập khẩu được phân luồng đỏ, tức là lô hàng buộc phải kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hoá.
-
Hải quan có nghi ngờ về tên hàng, nhãn hiệu, model, số lượng, đơn giá, mã HS, thuế suất của hàng hoá, hoặc phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật trong quá trình làm thủ tục hải quan.
-
Hàng hoá không thuộc đối tượng miễn kiểm tra thực tế hàng hoá theo quy định.
-
Hàng hoá thuộc trường hợp đặc biệt khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Các bước kiểm hoá theo quy định mới nhất 2023
Quy trình kiểm hoá được thực hiện theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính. Có hai hình thức kiểm hoá chính là kiểm soi và kiểm thủ công.
Hai hình thức này có các bước thực hiện như sau:
Kiểm soi
Kiểm soi là hình thức kiểm tra hàng hoá bằng máy soi hoặc các phương tiện kỹ thuật khác được cấp phép sử dụng của cơ quan Hải quan. Đây là hình thức kiểm tra hàng hoá nhanh chóng và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Để kiểm soi, doanh nghiệp cần:
-
Bước 1: Đăng ký thủ tục rồi sau đó kéo hàng đến trạm soi container của hải quan.
-
Bước 2: Xe container chở hàng sẽ chạy qua máy soi, hải quan sẽ dựa vào kết quả phân tích hình ảnh để quyết định có cho thông quan hay không. Trong trường hợp này, doanh nghiệp không cần cắt chì niêm phong và được thông quan.
-
Bước 3: Nếu nhận thấy điều bất thường trong hàng hoá, công chức hải quan có thể yêu cầu chủ hàng hoặc người vận chuyển hàng hoá cắt chì, mở container để Kiểm hoá thủ công.
Kiểm thủ công
Kiểm thủ công là hình thức kiểm tra hàng hoá trực tiếp bằng mắt và tay của công chức hải quan. Đây là hình thức kiểm tra chi tiết và có thể khiến doanh nghiệp tốn nhiều thời gian và chi phí hơn. Để chấp hành việc kiểm hoá thủ công, doanh nghiệp cần:
-
Bước 1: Điều khiển phương tiện chở hàng xuống cảng tìm nơi hạ container vào vị trí chỉ định và đợi cán bộ hải quan tới.
-
Bước 2: Khi hải quan tới, doanh nghiệp cần nhân viên cảng cắt chì để đưa hàng ra kiểm. Khối lượng hàng kiểm hoá có thể là một phần hoặc tới 100% tổng số hàng hoá tuỳ trường hợp.
-
Bước 3: Sau khi kiểm hàng, nếu đã nhận thấy hàng hoá thực tế đã khớp với trên giấy tờ, cơ quan hải quan sẽ tiến hành Thanh lý tờ khai hải quan của bạn. Việc này sẽ hoàn thành vào cuối buổi làm việc.
3. Một số lưu ý trước khi kiểm hoá để thông quan được thuận lợi nhất
Lưu ý khi hàng bị xếp vào luồng đỏ để kiểm hoá
Để giảm thiểu rủi ro bị kiểm hoá và tiết kiệm chi phí và thời gian cho doanh nghiệp, bạn cần lưu ý một số điều sau:
-
Làm chính xác và đầy đủ hồ sơ: Làm chính xác và đầy đủ các giấy tờ liên quan đến hàng hoá xuất nhập khẩu, như tờ khai hải quan, giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận chất lượng, giấy phép nhập khẩu (nếu có),…
-
Xem xét kỹ lại hồ sơ và hàng hoá trước khi kiểm: Trước khi hải quan đến, hãy dành thời gian xem xét kỹ các thông tin trong hồ sơ, đặc biệt là số lượng và loại bao bì hàng hóa trên thực tế. Bạn cần biết rõ loại hàng, hình dáng, cách đóng gói và số lượng đơn vị hàng trong mỗi thùng hàng. Điều này giúp bạn có những dữ liệu cần thiết để trả lời các câu hỏi từ hải quan một cách tự tin và giải thích chi tiết, từ đó quá trình kiểm tra sẽ diễn ra suôn sẻ hơn.
-
Chuẩn bị hàng hóa sẵn sàng để kiểm hoá: Để tránh việc hải quan phải chờ đợi, nên chuẩn bị hàng hóa sẵn sàng trước khi họ đến. Thường thì quá trình kiểm hoá mất nhiều thời gian, vì vậy, việc tìm hạ container trước khi hải quan đến là rất quan trọng. Điều này giúp tránh tình huống phải chờ đợi gây ức chế cho cơ quan chức năng, thậm chí họ sẽ bỏ qua việc kiểm hoá của bạn khiến công việc bị lỡ dở.
-
Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ: Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ như dao rọc giấy, băng dính Đóng gói hàng hoá cẩn thận và niêm phong container an toàn sau quá trình kiểm hoá.
Trên đây, HVT Logistics đã giúp bạn biết được Kiểm hoá là gì? Các bước kiểm hoá theo quy định mới nhất 2023. Hy vọng sau bài viết này, bạn đã có những kiến thức hữu ích để quá trình thông quan của bạn trở nên thuận lợi và cực kỳ nhanh chóng!
>>> Nếu đang gặp các vấn đề về thủ tục hải quan, tham khảo ngay Dịch vụ Hải quan trọn gói của HVT Logistics để được hỗ trợ thông quan hàng hoá một cách nhanh nhất.
Mọi chi tiết về thủ tục thông quan hàng hoá, xin liên hệ với chúng tôi tại:
Công ty TNHH TM&DV xuất nhập khẩu HVT
Địa chỉ: 19 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 1900.299.234
Email: cskh@hvtlogistics.vn