Với những ai mới bước chân vào lĩnh vực xuất nhập khẩu, việc tìm hiểu về Incoterms được xem là nền tảng. Incoterms là thuật ngữ xuất hiện rất nhiều và vô cùng quen thuộc trong xuất nhập khẩu nhưng để hiểu rõ và áp dụng được trong công việc thì là chuyện khác. Vậy khái niệm Incoterms là gì hãy xem bài viết dưới đây của chúng tôi.
1. Incoterms là gì ?
Incoterms là tập hợp các quy luật thương mại quốc tế quy định về trách nhiệm các bên trong hợp đồng ngoại thương.
Dễ hiểu Incoterms là các điều khoản thương mại quốc tế đã chuẩn hóa và được nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới công nhận và sử dụng rộng rãi. Nội dung chính của các điều khoản này có 2 điểm quan trọng:
-
Trách nhiệm của bên mua, bên bán
-
Điểm chuyển giao trách nhiệm, chi phí, rủi ro từ người bán sang người mua
2. Mục đích của Incoterms
Mục đích, vai trò chủ yếu của Incoterms là giải thích các điều kiện thương mại thông dụng trong ngoại thương. Từ đó phân chia rõ trách nhiệm, chi phí và rủi ro trong quá trình chuyển giao hàng từ người bán sang người mua, giúp các bên tham gia có cách hiểu thống nhất tránh những tranh chấp phát sinh.
Có 3 mục đích của Incoterms gồm:
-
Giải thích điều kiện thương mại thông dụng
-
Phân chia trách nhiệm, chi phí, rủi ro giữa người mua và bán
-
Giảm thiểu tranh chấp, rủi ro do hiểu nhầm.
3. Giá trị pháp lý của Incoterms
Incoterms không nhất thiết phải thực hiện. Người mua và bán không bắt buộc tuân thủ theo Incoterms , nếu họ không lựa chọn một trong những quy tắc trong hợp đồng. Cả hai có thể thỏa thuận theo ý mình, không cần theo Incoterms
Tuy nhiên với lợi ích mà Incoterms đem lại vẫn có nhiều doanh nghiệp sử dụng bộ quy tắc này và nếu sử dụng phải tuân thủ điều khoản của Incoterms. Nếu không thì sẽ coi như vi phạm hợp đồng và xử lý theo điều khoản vi phạm của hợp đồng mua bán mà 2 bên đã thỏa thuận.
4. Những đặc điểm lưu ý của Incoterms
Incoterms không mang tính bắt buộc
Bản chất Incoterms không phải là một luật lệ nên những quy tắc đề ra không có tính chất bắt buộc. Nghĩa là bạn có thể sử dụng những quy tắc trong Incoterms một cách tham khảo cho việc mua bán quốc tế.
Chỉ khi bên bán và bên mua đều đồng ý sử dụng quy tắc nào đó trong Incoterms và đưa vào hợp đồng mua bán thì nội dung quy tắc áp dụng mới mang tính ràng buộc. Khi đã thống nhất áp dụng, hai bên mua bán phải có nghĩa vụ, trách nhiệm với những quy tắc của Incoterms.
Có nhiều phiên bản tồn tại
Incoterms có nhiều phiên bản nhưng các phiên bản không phủ nhận tính hiệu lực của phiên bản trước. Chính vì vậy khi sử dụng Incoterms trong hoạt động thương mại, bạn phải nêu cụ thể, rõ ràng tên phiên bản đang được áp dụng.
Các phiên bản Incoterms được ban hành vào năm 1936, 1953 (được sửa đổi vào năm 1967 và 1976), 1980, 1990, 2000 và 2010.
Lưu ý, nếu không đề cập đến phiên bản Incoterms đang sử dụng trong quá trình làm hợp đồng mà không được chỉnh sửa kịp thời thì có thể gây ra nhiều rắc rối cho việc đối chiếu, xác minh tính hiệu lực của các điều khoản trong hợp đồng
Chỉ xác định thời điểm di chuyển rủi ro hàng hoá
Các quy tắc trong Incoterms chỉ được dùng để xác định thời điểm chuyển giao rủi ro, trách nhiệm, chi phí từ người mua đến người bán.
Những nội dung khác về quyền sở hữu hàng hóa hay vi phạm hợp đồng đều không được đề cập đến trong Incoterms. Vì vậy các điều khoản khác của hợp đồng cần được thỏa thuận rõ ràng.
Mất hiệu luật trước luật địa phương
Các điều kiện trong Incoterms có thể bị mất hiệu lực nếu trái luật địa phương. Do đó các bên cần nghiên cứu và tuân thủ luật địa phương trong quá trình bàn bạc và thực hiện hợp đồng mua bán
Giữ nguyên bản chất điều kiện cơ sở giao hàng
Khi áp dụng các quy tắc trong Incoterms, hai bên cần nắm rõ bản chất điều kiện cơ sở giao hàng và cũng phân biệt rõ điều này với nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên hợp đồng. Bởi vì tùy theo vị thế mà mỗi bên có thể đàm phán tăng thêm hoặc giảm bớt quyền lợi và trách nhiệm của mình. Tuy nhiên quá trình bàn bạc này hai bên phải đảm bảo không được làm thay đổi bản chất điều kiện cơ sở giao hàng
Quy tắc mang tính bao quát
Các quy tắc trong Incoterms chủ yếu hướng đến những vấn đề chung trong việc giao hàng, còn những vấn đề khác như giá cả, phương thức thanh toán,..thì không được quy định trong Incoterms. Do đó khi bàn bạc, cần được quy định cụ thể và rõ ràng trong hợp đồng
Hy vọng qua bài viết của HVT Logistics đã cung cấp đầy đủ thông tin về Incoterms là gì? Từ đó các bạn có thể hiểu rõ hơn về Incoterms cũng như biết cách áp dụng trong công việc hiệu quả.
FAQ (Câu hỏi thường gặp)
1. Incoterms 2020 có bao nhiêu điều kiện?
Trả lời: Incoterms 2020 có 11 điều kiện bao gồm: 4 điều khoản được thiết kế đặc biệt để vận chuyển bằng đường biển. 7 điều khoản còn lại áp dụng cho tất cả các loại hình vận tải (vận tải đa phương thức).
2. Chữ viết tắt của Incoterms là gì?
Trả lời: Incoterms là viết tắt của International Commercial Terms - Các điều khoản thương mại quốc tế.
3. Incoterm đã sửa đổi bao nhiều lần?
Trả lời: Incoterm đã sửa đổi 9 lần từ lúc xuất bản năm 1936. Các quy tắc Incoterms đã được sửa đổi vào năm 1953,1967, 1976, 1980, 1990, 2000 và 2010, với lần sửa đổi thứ chín - Incoterms 2020.
Mọi thông tin chi tiết về dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế, xin liên hệ chúng tôi tại:
Công ty TNHH TM&DV xuất nhập khẩu HVT
Địa chỉ: 19 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 1900.299.234
Email: cskh@hvtlogistics.vn