C/O form B là một trong những loại chứng nhận xuất xứ được sử dụng phổ biến nhất giúp hàng hoá có thể xuất khẩu từ Việt Nam ra các nước trên thế giới. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin chi tiết về C/O form B là gì nhé !
1. C/O form B là gì?
C/O form B (Certificate of Origin Form B) là một loại chứng nhận xuất xứ phổ biến nhất và được sử dụng nhiều nhất cho các loại hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang tất các nước theo quy đinh xuất xứ không ưu đãi. Mục đích của C/O form B là để chứng minh rằng hàng hóa được sản xuất hoặc có nguồn gốc từ Việt Nam.
C/O form B hiện được cấp bởi Ơhòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) và các chi nhánh ủy quyền của VCCI. Thời hạn sử dụng của C/O form B là 12 tháng kể từ ngày cấp và chỉ được sử dụng một lần cho mỗi lô hàng.
C/O form B được áp dụng cho các trường hợp sau:
-
Những nước nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam không có chế độ ưu đãi GSP (Generalized System of Preferences)
-
Nước nhập khẩu hàng từ Việt Nam, có ưu đãi GSP nhưng không cho Việt Nam được hưởng ưu đãi này.
-
Nước nhập khẩu hàng hóa Việt Nam, có chế độ ưu đãi GSP, cho Việt Nam được hưởng ưu đãi. Tuy nhiên hàng hóa xuất khẩu không đáp ứng các được tiêu chuẩn của chế độ này.
>>> Xem thêm: Uỷ thác nhập khẩu là gì?
2. Tiêu chí C/O form B
Để xin được C/O form B thì doanh nghiệp phải đáp ứng được 1 trong 3 tiêu chí như sau:
-
Tiêu chí chuyển đổi phân nhóm (CTSH)
-
Tiêu chí tỷ lệ phần trăm giá trị (LVC)
-
Tiêu chí xuất xứ thuần túy (WO)
Cụ thể như sau:
Tiêu chí chuyển đổi phân nhóm (CTSH)
Đây là tiêu chí đợc viết tắt từ Change of Tariff SubHeading, chúng yêu cầu tất cả các nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra hàng hóa phải trải qua quá trình chuyển đổi mã HS ở cấp độ 6 chữ số.
Tiêu chí tỷ lệ phần trăm giá trị (LVC)
LVC - Tỷ lệ phần trăm giá trị khu vực (địa phương) được tính theo một trong hai công thức sau, căn cứ vào Thông tư 05/2018/TT-BCT “Quy định về xuất xứ hàng hóa”:
a) Công thức trực tiếp:
LVC = |
Trị giá nguyên liệu đầu vào có xuất xứ từ nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ sản xuất |
x 100% |
Trị giá FOB |
hoặc
b) Công thức gián tiếp:
LVC = |
|
x 100% |
|||
Trị giá FOB |
Nhà sản xuất hoặc thương nhân đề nghị cấp C/O lựa chọn công thức trực tiếp hoặc công thức gián tiếp để tính LVC và thống nhất áp dụng công thức đã lựa chọn trong suốt năm tài chính đó. Việc kiểm tra, xác minh tiêu chí LVC đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cần dựa trên công thức tính LVC mà nhà sản xuất hoặc thương nhân đề nghị cấp C/O đã sử dụng.
Tiêu chí xuất xứ thuần túy (WO)
Đây là tiêu chí quy định một sản phẩm được xem là có xuất xứ thuần tuý khi sản phẩm đó thu được hoàn toàn trong phạm vi lãnh thổ của nước xuất khẩu hoặc được sản xuất hoàn toàn bằng nguyên liệu có xuất xứ thuần tuý của bên nước xuất khẩu đó.
3. Hồ sơ xin nộp C/O form B
Hồ sơ xin nộp C/O form B được quy định cụ thể tại khoản 1, 2 Điều 15 Nghị định 31/2018/NĐ-CP của Chính phủ Quy định “chi tiết luật quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa”
" 1. Đối với thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lần đầu hoặc cho sản phẩm mới xuất khẩu lần đầu hoặc cho sản phẩm không cố định (có thay đổi về định mức số lượng, định mức trọng lượng, mã HS, trị giá và nguồn cung nguyên liệu đối với cả nguyên liệu đầu vào hoặc sản phẩm đầu ra mỗi lần cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa), hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tương ứng đã được khai hoàn chỉnh;
c) Bản in tờ khai hải quan xuất khẩu. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu không phải khai báo hải quan theo quy định của pháp luật không cần nộp bản sao tờ khai hải quan;
d) Bản sao hóa đơn thương mại (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
đ) Bản sao vận tải đơn hoặc bản sao chứng từ vận tải tương đương (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân) trong trường hợp thương nhân không có vận tải đơn. Thương nhân được xem xét không cần nộp chứng từ này trong trường hợp xuất khẩu hàng hóa có hình thức giao hàng không sử dụng vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải khác theo quy định của pháp luật hoặc thông lệ quốc tế;
e) Bảng kê khai chi tiết hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi hoặc tiêu chí xuất xứ không ưu đãi theo mẫu do Bộ Công Thương quy định;
g) Bản khai báo xuất xứ của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp nguyên liệu có xuất xứ hoặc hàng hóa có xuất xứ được sản xuất trong nước theo mẫu do Bộ Công Thương quy định trong trường hợp nguyên liệu đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác;
h) Bản sao Quy trình sản xuất hàng hóa (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
i) Trong trường hợp cần thiết, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất của thương nhân theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 Nghị định này; hoặc yêu cầu thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp bổ sung các chứng từ dưới dạng bản sao (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân) như: Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu (trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu trong quá trình sản xuất); hợp đồng mua bán hoặc hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên liệu, phụ liệu trong nước (trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu mua trong nước trong quá trình sản xuất); giấy phép xuất khẩu (nếu có); chứng từ, tài liệu cần thiết khác.
2. Đối với thương nhân sản xuất và xuất khẩu sản phẩm cố định (không thay đổi về định mức số lượng, định mức trọng lượng, mã HS, trị giá và nguồn cung nguyên liệu đối với nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra), hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lần đầu tiên bao gồm các chứng từ theo quy định tại Khoản 1 Điều này. Từ lần đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tiếp theo, thương nhân chỉ cần nộp các chứng từ theo quy định từ điểm a đến điểm đ Khoản 1 Điều này. Các chứng từ trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nêu tại điểm e, điểm g và điểm h, Khoản 1 Điều này có giá trị trong thời hạn 2 năm kể từ ngày thương nhân nộp cho cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Trong trường hợp có sự thay đổi trong thời hạn 2 năm này, thương nhân cập nhật thông tin liên quan đến các chứng từ trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nêu tại điểm e, điểm g và điểm h Khoản 1 Điều này cho cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa."
4. Cách kê khai C/O form B
Dưới đây là cách kê khai CO form B mà bạn nên lưu ý để thực hiện đúng. Việc kê khai chuẩn ngay từ đầu sẽ giúp bạn tránh mất thời gian nộp đi nộp lại gây chậm trễ cho việc xuất nhập khẩu của bạn:
Ô 1: Tên, địa chỉ, nước của người xuất khẩu Việt Nam
Ô 2: Tên, địa chỉ, nước của người nhận hàng
Ô 3: Vận tải
Bạn nên điền chi tiết nhất có thể ở các mục sau:
-
Hình thức vận chuyển
-
Tên phương tiện vận chuyển
-
Số và ký hiệu chuyến
-
Hành trình
-
Số và ngày vận đơn
Ô 4: Thông tin cơ quan cấp C/O: Phần này bạn ghi rõ ràng Tên, thông tin địa chỉ cơ quan cấp văn bản này cho bạn.
Ô 5: Ghi chú của cơ quan cấp C/O
Ô 6: Thông tin chi tiết về hàng hóa
Điền chi tiết vào các mục sau:
-
Nhãn hiệu, số và loại của thùng hàng (nếu có)
-
Tên và mô tả hàng
-
Số, ngày tờ khai hải quan hàng xuất (nếu có)
-
Số container, số niêm chì (nếu đã xác định)
Ô 7: Trọng lượng thô hoặc số lượng khác của hàng hóa: Phần này bạn ghi tổng trọng lượng (hoặc số lượng) của cả lô hàng
Ô 8: Số và ngày của hóa đơn: Ghi rõ số và ngày trong hóa đơn, trường hợp hàng không có hóa đơn chứng từ phải ghi chi tiết lý do tại sao không có.
Ô 9: Địa điểm, ngày phát hành CO: Khi điền phần này, bạn cần tránh kê khai nhầm vào ngày nghỉ.
Ô 10: Nước xuất khẩu: Kê khai rõ tên nước xuất khẩu.
Trên đây là giải đáp của HVT Logistic về C/O form B, điều kiện và cách kê khai chi tiết loại chứng nhận xuất xứ phổ biến này. Hy vọng thông qua bài viết, chúng tôi đã giúp bạn ít nhiều trong việc chuẩn bị và xin chứng nhận một cách dễ dàng và thuận lợi nhất.
Chúc bạn thành công !