Carrier là gì trong xuất nhập khẩu? Tiêu chí lựa chọn Carrier uy tín

calendar 14/06/2023
calendar 0

Bên vận chuyển hàng hóa, còn được gọi là carrier, là cá nhân hoặc tổ chức chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa từ một điểm đến một điểm khác đã định trước theo yêu cầu của chủ hàng. Carrier logistics là một mắt xích cực kỳ quan trọng, được coi là "cầu nối" giữa bên mua và bên bán, giúp việc trao đổi và giao nhận hàng hoá được đúng tiến độ. 

1. Carrier là gì trong xuất nhập khẩu? Có nhiệm vụ gì? 

Carrier là bên vận chuyển hàng hoá, có nhiệm vụ đảm bảo hàng hóa của bạn được giao đến đích một cách an toàn, đồng thời phải tiết kiệm thời gian và chi phí vận chuyển nhất.  

Có nhiều phương thức vận chuyển mà các đơn vị carrier hoạt động, bao gồm: hàng không, đường biển, đường sắt hoặc đường bộ. Tuỳ vào nhu cầu, khoảng cách địa lý giữa nơi đi và nơi đến mà khách hàng sẽ chọn đơn vị carrier phù hợp.  

Ví dụ, dịch vụ vận chuyển qua đường bộ thông thường sẽ vận chuyển hàng hóa trong nước. Đối với quãng đường xa hơn như xuyên quốc gia hoặc xuyên lục địa, khách hàng có thể chọn hình thức vận chuyển như đường hàng không hoặc đường biển.  

2. Các loại Carrier trong xuất nhập khẩu

Có hai loại Carrier phổ biến nhất trong logistics, đó là: Common carrierContract carrier.

Common carrier

Common carrier là các công ty chuyên cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hoá cho cá nhân và doanh nghiệp. Các công ty cung cấp dịch vụ common carrier sẽ làm việc theo từng đơn hàng, và sẽ hết nhiệm vụ khi đơn hàng đó được giao tới điểm đến an toàn.  

Contract carrier

Contract carrier là các công ty vận chuyển thuê chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ dựa trên các hợp đồng trong một khoảng thời hạn nhất định được thoả thuận trong văn bản giao kết. Trong thời hạn  hợp đồng có hiệu lực, công ty vận chuyển phải có trách nhiệm vận chuyển cho khách hàng. 

3. Common carrier và Contract carrier - Nên chọn ai? 

Tính chất của doanh nghiệp, khối lượng vận chuyển và nhu cầu mang tính thời điểm ảnh hưởng đến việc lựa chọn loại Carrier logistics. Cụ thể: 

  • Contract carrier: Phù hợp với các công ty sản xuất, công ty có nhu cầu vận chuyển hàng hoá thường xuyên, doanh nghiệp cần vận chuyển hàng hoá số lượng lớn hoặc cần vận chuyển các loại hàng hóa đặc thù (như dầu, khí, y tế, vật liệu nguy hiểm).  

  • Common carrier: Phù hợp với các công ty muốn gửi khối lượng hàng hoá số lượng nhỏ hoặc chỉ có nhu cầu chuyển hàng một hoặc một vài lần. 

Tùy thuộc vào tình huống cụ thể, doanh nghiệp có thể lựa chọn sử dụng common carrier hoặc contract carrier hoặc kết hợp cả hai. Quan trọng là, bạn hiểu rõ nhu cầu vận chuyển hàng hoá của doanh nghiệp mình và tìm kiếm những đối tác vận chuyển phù hợp để đảm bảo quá trình vận chuyển hiệu quả và tiết kiệm nhất. 

4. Tiêu chí để lựa chọn một đơn vị logistics uy tín 

Để chọn được một đối tác vận chuyển logistics uy tín, bạn cần xem xét một số yếu tố quan trọng. Điều này giúp bạn và doanh nghiệp bạn tránh các rủi ro về hàng hoá hoặc tranh chấp hợp đồng với đơn vị vận chuyển sau này. 

Dưới đây là một số yếu tố quan trọng giúp bạn lựa chọn đúng nhà vận chuyển phù hợp với nhu cầu của mình: 

  1. Kinh nghiệm và chuyên môn: Bạn nên tìm hiểu thật kỹ kinh nghiệm và chuyên môn của nhà vận chuyển. Họ đã hoạt động trong ngành vận chuyển trong bao lâu và có kinh nghiệm vận chuyển các loại hàng hóa tương tự như của bạn hay chưa? Đánh giá xem nhà vận chuyển có hiểu rõ các quy định và quy trình liên quan đến loại hàng hóa bạn đang vận chuyển hay không (nếu hàng hoá của bạn thuộc loại đặc thù như: xăng, dầu, chất độc hại, cháy nổ,...). 

  1. Mạng lưới vận chuyển: Kiểm tra mạng lưới vận chuyển của nhà vận chuyển. Họ có thể cung cấp dịch vụ vận chuyển đến các địa điểm mà bạn cần hay không? Đảm bảo rằng nhà vận chuyển có khả năng vận chuyển tới các khu vực bạn mong muốn và có một mạng lưới cung ứng, trung chuyển đáng tin cậy để đảm bảo hàng hóa của bạn được giao đúng hạn và an toàn. 

  1. Năng lực: Năng lực của nhà vận chuyển cũng là một yếu tố bạn nên tính đến. Nếu có thể, bạn nên tham khảo đánh giá của những khách hàng trước hoặc có "phốt" nào đó không trên các kênh thông tin, hội nhóm để bạn có những căn cứ thực sự tin cậy để yên tâm khi sử dụng dịch vụ. 

  1. Dịch vụ hỗ trợ khách hàng: Bạn nên hỏi xem đơn vị vận chuyển mà bạn dự định sử dụng dịch vụ có hệ thống theo dõi hàng hoá? Thông tin vận chuyển có được cập nhật liên tục? Có hỗ trợ khách hàng 24/7 hay không? Điều này sẽ giúp bạn biết được hàng hoá của mình đang ở đâu, tiến độ ra sao để có biện pháp xử lý kịp thời nếu có vấn đề xảy ra. 

  1. Giá cả: Mọi thứ sẽ không thể thực hiện được nếu không có ngân sách. Do đó bạn nên yêu cầu báo giá chi tiết từ các nhà vận chuyển "tiềm năng" và so sánh các dịch vụ và giá cả mà họ cung cấp. Đảm bảo rằng giá cả hợp lý và phù hợp với ngân sách của bạn và ưu tiên chọn các đơn vị có tính linh hoạt trong việc điều chỉnh dịch vụ, giá cả để có lợi nhất cho bạn và doanh nghiệp của bạn. 

Nếu bạn đang "đau đầu" tìm kiếm đơn vị vận chuyển từ Trung Quốc về Việt Nam đáp ứng đầy đủ những tiêu chí trên, HVTLogistics là một lựa chọn bạn rất nên thử. Chúng tôi là một đơn vị nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giao vận hàng hóa xuyên biên giới từ nhiều nước về Việt Nam, cung cấp đầy đủ dịch vụ vận chuyển hàng hóa thông qua qua đường bộ, đường biển và đường hàng không.  

Trên đây, HVTLogistics đã giúp bạn giải đáp câu hỏi: “Carrier là gì trong xuất nhập khẩu?” và những thông tin hữu ích liên quan. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã có đủ kiến thức để lựa chọn đơn vị Carrier và phương pháp vận chuyển phù hợp với nhu cầu chuyển hàng của doanh nghiệp mình. Chúc bạn thành công! 

Mọi thông tin chi tiết, xin liên hệ với chúng tôi tại:

Công ty TNHH TM&DV xuất nhập khẩu HVT

Địa chỉ: 19 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline1900.299.234

Emailcskh@hvtlogistics.vn

 

Fanpagehttps://www.facebook.com/hvtlogistics.vn/


HVT
Bởi seohvt
14/06/2023
Chia sẻ: Facebook twitter

Bài viết liên quan