Nhập khẩu tiểu ngạch là gì? Có phải buôn lậu không?

calendar 29/08/2022
calendar 0

Nhiều người thắc mắc rằng xuất nhập khẩu đường tiểu ngạch là gì? Hãy cùng HVT Logistics tham khảo bài viết dưới đây, để biết chi tiết khái niệm đường tiểu ngạch là gì và thủ tục khi nhập khẩu tiểu ngạch nhé.

1. Nhập khẩu tiểu ngạch là gì?

Nhập khẩu tiểu ngạch (tiếng Anh là Border Trade, tiếng Trung là 小额) là hình thức trao đổi, mua bán hàng hoá giữa người dân hai nước có đường biên giới gần nhau. Giá trị giao dịch theo đường tiểu ngạch thường khá nhỏ và bắt buộc theo tuân thủ theo quy định của pháp luật của 2 bên quốc gia. Nhập khẩu theo đường tiểu ngạch thường diễn ra ở các tỉnh biên giới nước ta như Lạng Sơn, Quảng Ninh, Sơn La, Lào Cai,... HÌnh thức này được thực hiện hầu hết bằng xe tải, đi bằng một con đường khác, không trực tiếp qua cửa khẩu.

Nhập khẩu hàng hoá theo đường tiểu ngạch được nhiều con buôn lựa chọnNhập khẩu hàng hoá theo đường tiểu ngạch được nhiều con buôn lựa chọn

Ví dụ như người dân ở tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam nhập khẩu hàng hoá từ Trung Quốc với người dân ở Bằng Tường. Mỗi lần giao dịch như vậy không được quá 2 triệu đồng/người/ngày theo quy định của pháp luật Việt Nam. Chính vì có giới hạn giá trị nhỏ, nên hình thức này được gọi là nhập khẩu tiểu ngạch, hay có tên khác là mậu dịch tiểu ngạch. Các mặt hàng thường đi theo đường tiểu ngạch như là hoa quả, rau củ, hàng tiêu dùng,...

Nhập khẩu hàng hoá tiểu ngạch từ cửa khẩu về Việt Nam tại Lào CaiNhập khẩu hàng hoá tiểu ngạch từ cửa khẩu về Việt Nam tại Lào Cai

Cũng chính bởi vì giá trị thấp, nên hình thức này không có sự ổn định. Thuế nhập khẩu đường tiểu ngạch thấp hơn hình thức chính ngạch. Các thủ tục đường tiểu ngạch cũng đơn giản hơn. Nên rất nhiều doanh nghiệp đã thuê người dân ở vùng biên giới thực hiện giao dịch, nhằm mục đích giảm thuế khi nhập khẩu.

>>> Xem thêm: Dịch vụ Vận chuyển hàng từ Campuchia về Việt Nam

2. Ưu nhược điểm nhập khẩu tiểu ngạch là gì?

Nhập khẩu bằng đường tiểu ngạch có những ưu nhược điểm sau:

Ưu nhược điểm của nhập khẩu đường tiểu ngạchƯu nhược điểm của nhập khẩu đường tiểu ngạch

Ưu điểm 

  • Các thủ tục nhập khẩu được thực hiện nhanh gọn, đơn giản và tiết kiệm. 

  • Chi phí vận chuyển theo đường tiểu ngạch thấp, thuế phải nộp ít hơn.

  • Vận chuyển dễ dàng bằng xe tải trên đường bộ. Các nhà vận chuyển sẽ gom hàng lên một xe chung, sau đó tiến hành khai hàng hóa chung. Nó cũng tiết kiệm thời gian hơn vận chuyển chính ngạch.

Nhược điểm 

  • Nhập khẩu tiểu ngạch tính ổn định không cao.

  • Giá trị hàng hóa nhỏ và bị giới hạn. Kim ngạch hàng hóa cũng sẽ bị thay đổi theo chính sách kiểm định, thời vụ thời tiết,...

  • Nhiều doanh nghiệp lợi dụng đường tiểu ngạch để tránh thuế, biến tướng thành buôn lậu. Nên nếu nhập khẩu theo đường tiểu ngạch không được kiểm soát chặt chẽ, sẽ làm tình trạng buôn lậu, nhập hàng hóa kém chất lượng vào Việt Nam tăng cao.

3. Thủ tục nhập khẩu tiểu ngạch

Sửa chính sách tránh chồng chéo trong kiểm tra, giám sát tại cửa khẩu biên giới

Sửa chính sách tránh chồng chéo trong kiểm tra, giám sát tại cửa khẩu biên giới

Thủ tục nhập khẩu tiểu ngạch qua biên giới được tiến hành như sau:

Thủ tục khai hàng

- Tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa tiểu ngạch phải đến cơ quan hải quan cửa khẩu để làm thủ tục khai báo và nộp thuế.

- Để nhập khẩu hàng hóa tiểu ngạch, cần nộp các giấy tờ sau:

  • Tờ khai hàng (HQ7A, HQ7B): 2 tờ.

  • Giấy chứng minh cư dân biên giới.

  • Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới do Ủy ban nhân dân tỉnh cấp.

- Riêng hàng tự sản tự tiêu của cư dân biên giới đem trao đổi mua bán mỗi lần có tổng trị giá trong định mức tiêu chuẩn được miễn thuế theo Thông tư Liên Bộ, không phải nộp thuế mà chỉ phải xuất trình chứng minh cư dân biên giới và hàng hóa để Hải quan kiểm tra và vào sổ theo dõi. Nếu tổng trị giá hàng hoá vượt định mức miễn thuế, phải nộp thuế xuất nhập khẩu tiểu ngạch phần vượt đó. Cơ quan Hải quan sử dụng biên lai CT13 của Bộ Tài chính để thay thế tờ khai và biên lai nộp thuế.

Thủ tục kiểm hóa

- Các tổ chức và cá nhân có hàng hóa xuất nhập khẩu tiểu ngạch phải đưa đến cửa khẩu và xuất trình để Hải quan kiểm tra.

- Phương pháp kiểm tra được quy định bởi trưởng Hải quan cửa khẩu tùy theo tính chất từng loại hàng hóa cụ thể. Việc kiểm hóa phải được tiến hành trước sự chứng kiến của chủ hàng.

- Cán bộ kiểm hóa đối chiếu giữa tờ khai hàng, các giấy tờ liên quan với thực tế hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu để ghi kết quả kiểm hóa.

- Trưởng Hải quan cửa khẩu căn cứ vào giấy tờ khai báo và kết quả kiểm hóa để quyết định việc nộp thuế và cho hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Sau đó, cơ quan Hải quan ghi chứng nhận thực xuất hoặc thực nhập và kết thúc thủ tục hải quan.

- Giấy tờ như tờ khai hàng và biên lai thu thuế (nếu là hàng xuất nhập khẩu tiểu ngạch) hoặc tờ CT13 (nếu là hàng của cư dân biên giới) trả lại chủ hàng. Các giấy tờ còn lại được lưu tại cơ quan Hải quan cửa khẩu.

4. Nhập khẩu hàng tiểu ngạch có phải buôn lậu không?

Nhập khẩu qua đường tiểu ngạch có phải buôn lậu không?Nhập khẩu qua đường tiểu ngạch có phải buôn lậu không?

Câu trả lời là nhập khẩu hàng hoá theo đường tiểu ngạch không phải là buôn lậu, vì vẫn phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Nó cũng chỉ là một hình thức giao thương bình thường, có thể thanh toán bằng tiền mặt và thậm chí không cần đến hợp đồng mua bán.

Ngoài ra, buôn bán đường tiểu ngạch vẫn phải chịu thuế. Nó phụ thuộc vào giá trị hàng hóa và được gọi là thuế xuất nhập khẩu tiểu ngạch. Hàng hóa vận chuyển qua biên giới vẫn phải chịu sự kiểm tra kỹ càng từ các cơ quan thuế quan, biên phòng, kiểm dịch, xuất nhập cảnh,...

Trên đây là chia sẻ của HVT Logistics để trả lời cho câu hỏi nhập khẩu đường tiểu ngạch là gì. hy vọng bài viết giúp bạn tìm được phương thức vận chuyển mới phù hợp với tình hình kinh doanh của mình.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về đường tiểu ngạch, hoặc muốn sử dụng dịch vụ uỷ thác xuất nhập khẩu xin liên hệ với chúng tôi tại:

Công ty TNHH TM&DV xuất nhập khẩu HVT

Địa chỉ19 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

Hotline1900.299.234

Emailcskh@hvtlogistics.vn

Fanpagehttps://www.facebook.com/hvtlogistics.vn/


HVT
Bởi seohvt
29/08/2022
Chia sẻ: Facebook twitter

Bài viết liên quan

Messenger