Bullwhip Effect là gì? Nguyên nhân làm xuất hiện hiệu ứng Bullwhip

calendar 20/10/2022
calendar 0

Trong mỗi giai đoạn của mỗi chuỗi cung ứng các yếu tố như thời gian, nguồn cung cấp quyết định đặt hàng, nhu cầu cung cấp là rất quan trọng. Nhưng trong suốt quá trình nếu có các vấn đề như thiếu thông tin liên lạc, vô tổ chức và dẫn đến vấn đề, sự cố. Những vấn đề này được gọi là Bullwhip Effect, bài viết dưới đây bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về Bullwhip Effect là gì?

1. Bullwhip Effect là gì?

Bullwhip Effect hay còn được biết đến là Hiệu ứng “cái roi da” được phát hiện vào năm 1961 bởi tiến sĩ Ray Forrester. Biểu hiện cụ thể của hiệu ứng này là thông tin về nhu cầu của thị trường cho hàng hóa bị bóp méo, khuếch đại dẫn đến sự tồn kho gây ảnh hưởng đến chính sách của giá, đồng thời cũng tạo ra những phản ánh sai lệch, không chính xác. Hiệu ứng này xuất hiện trong quá trình dự đoán về nhu cầu của kênh phân phối trong chuỗi cung ứng.

bullwhip-effect-la-gi
Bullwhip Effect là gì?

2. Ví dụ về Bullwhip Effect (Hiệu ứng roi da)

Bullwhip Effect thường xảy ra khi các nhà bán lẻ phản ứng mạnh với nhu cầu, khuếch đại sự kỳ vọng xung quanh nó, điều này gây ra hiệu ứng Domino dọc theo chuỗi cung ứng. Ví dụ, nếu có một nhà bán lẻ thường xuyên giữ 100 gói của nhãn hiệu nước ngọt trong kho. Nếu thông thường bán được 20 hộp thì sáu gói mỗi ngày họ sẽ đặt hàng số lượng thay thế từ nhà phân phối.

Nhưng một ngày nào đó nhà bán lẻ bán được 70 hộp và giả định rằng khách hàng sẽ mua nhiều về sản phẩm này. Sau đó nhà phân phối có thể phản hồi bằng cách đặt hàng tăng lên từ nhà sản xuất để đảm bảo luôn còn hàng. Nhà sản xuất lại sản xuất nhiều lên để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Ví dụ đơn giản này truyền đạt cảm giác về sự sai lệch ngày càng tăng theo cấp độ số nhân khi các hành động và phản ứng tiếp tục lên xuống trong chuỗi đó.

Hiệu ứng Bullwhip này cũng xảy ra nhu cầu ở cấp độ khách hàng giảm xuống gây ra tình trạng thiếu hụt không chính xác và có thể gây ra ở những nơi khác trong chuỗi.

3. Những nguyên nhân nào làm xuất hiện hiệu ứng Bullwhip?

Dưới đây là 7 nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng Bullwhip:

  • Các vấn đề về thời gian chẳng hạn như sản xuất chậm trễ.

  • Do các quyết định yếu kém do các bên liên quan đưa ra tại bất kỳ điểm nào trong chuỗi cung ứng. (Ví dụ: dịch vụ khách hàng hay vận chuyển,...).

  • Thiếu sự liên kết giữa các bên trong từng bộ phận liên quan tới chuỗi cung ứng.

  • Thị trường phản ứng quá mức hoặc kém so với kỳ vọng (ví dụ: đặt hàng quá nhiều hoặc quá ít dẫn tới không có hàng bán).

  • Các nhà bán lẻ đợi cho đến khi có đơn hàng mới đặt nhà sản xuất.

  • Giảm giá, thay đổi các tính toán về chi phí và một số yếu tố khác làm gián đoạn mô hình mua hàng thông thường.

  • Dự báo không chính xác do phụ thuộc vào lịch sử để dự đoán nhu cầu trong tương lai.

nguyen-nhan-bullwhipp-effect
Những nguyên nhân nào làm xuất hiện hiệu ứng Bullwhip

4. Tác động của Bullwhip Effect đến cuối cung ứng

Hiệu ứng Bullwhip có thể gây tốn kém cho các tổ chức trong chuỗi cung ứng. Số lượng tồn kho dư thừa có thể dẫn đến lãng phí, trong khi không đủ hàng tồn kho để dẫn đến giảm thời gian thực hiện, trải nghiệm của khách hàng kém và khiến kinh doanh thua lỗ.

Ở hầu hết các doanh nghiệp sử dụng dự trữ an toàn, hàng tồn kho dự trữ như một đệm chống lại sự biến động của nhu cầu. Tuy nhiên, kho an toàn không thực sự là giải pháp hiệu quả cho hiệu ứng Bullwhip, nhưng nó cũng cung cấp đủ sản phẩm để lấp đầy các đơn đặt hàng cho đến khi nhiều hàng hơn từ các nhà cung cấp.

5. Giải pháp giảm thiểu Bullwhip Effect

Dưới đây là một số giải pháp thiểu hiệu ứng roi da như sau:

● Thúc đẩy giao tiếp và cộng tác trong cả chuỗi cung ứng: cần có sự liên kết tốt hơn các vấn đề chuỗi cung ứng cả trong doanh nghiệp, giữa khách hàng, nhà cung cấp, nhà phân phối, sản xuất,.. Đặc biệt khi các nhà cung cấp làm việc để hiểu được nhu cầu của khách hàng, họ có thể làm việc để giúp giảm lượng hàng tồn kho quá mức.

● Sử dụng các công cụ dự báo, khả năng hiển thị một cách tốt hơn: Một loạt các phần mềm giúp cho phép dự báo nhu cầu một cách chính xác hơn, khả năng hiển thị về những gì đang xảy ra chuỗi cung ứng.

● Khám phá cách tiếp cận theo nhu cầu để quản lý chuỗi cung ứng: Phương pháp tiếp cận theo hướng nhu cầu dựa vào hệ thống các công nghệ, quy trình phối hợp để có được cái nhìn sâu sắc, các sự kiện xảy ra trong chuỗi cung ứng, phản ứng một cách nhanh chóng hơn.

giam-thieu-bullwhip-effect
Giải pháp giảm thiểu hiệu ứng roi da (Bullwhip Effect)

Trên đây là toàn bộ thông tin về Bullwhip Effect là gì, mà bạn cần biết. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về Bullwhip. Đặc biệt, nếu bạn có nhu cầu vận chuyển hàng hóa quốc tế thì hãy liên hệ ngay đến HVT Logistics, tại đây luôn cung cấp các dịch vụ đa dạng đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng.

>>> Xem thêm: MSDS là gì? Tìm hiểu về mục đích và nội dung của MSDS

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ với chúng tôi tại:

Công ty TNHH TM&DV xuất nhập khẩu HVT

Địa chỉ: 19 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline1900.299.234

Emailcskh@hvtlogistics.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/hvtlogistics.vn/


HVT
Bởi seohvt
20/10/2022
Chia sẻ: Facebook twitter

Bài viết liên quan