Transshipment là gì? Phân biệt chuyển tải và quá cảnh

calendar 31/10/2022
calendar 0

Trong ngành công nghiệp vận chuyển hàng hóa đặc biệt là đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu chúng ta thường sẽ có những thuật ngữ chuyên ngành riêng, không phải ai cũng có thể hiểu. Năm 2021, tin tức về những lần hàng hóa đến tại các cảng của nước nhập khẩu bị trì trệ khá nhiều, nguyên nhân được nhắc tới chủ yếu là vấn đề “chuyển tải”. Vậy để hiểu rõ hơn về câu chuyện “chuyển tải” hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây bạn nhé. 

1. Chuyển tải (Transshipment) là gì?

Trên thực tế, chuyển tải hay còn gọi là Transshipment có thể hiểu đơn giản là “trung chuyển”. Cũng như cách mà chúng ta thường hiểu về cụm từ này “trung chuyển” là việc vận chuyển nhưng lại có sự thay đổi phương tiện vận chuyển. Chuyển tải cũng tương tự như vậy, người ta sẽ tiến hành bốc dỡ hàng hóa từ một tàu biển này để chuyển sang một tàu biển khác trên cùng một hành trình vận tải bằng đường biển, từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng. Như vậy phải tồn tại sự thay đổi tàu trong quá trình vận chuyển (thuật ngữ trong ngành gọi là tàu mẹ và tàu con) mới được xem là chuyển tải

transhipment-la-gi
Hình ảnh bốc dỡ hàng hóa để “chuyển tải”

2. Phân biệt chuyển tải và quá cảng

Nếu không tìm hiểu kỹ, nhiều người có thể bị nhầm giữa hai khái niệm chuyển tải và quá cảng.

Quá cảng là trường hợp hàng hóa từ quốc gia xuất khẩu phải đi nhờ qua đất liền của quốc gia khác rồi mới tới được với quốc gia nhập khẩu (điểm đích). Không phải quốc gia nào cũng có đường bờ biển để có thể tiến hàng nhập khẩu hàng hóa. Do đó, các nước này buộc phải tiến hành sử dụng Cảng biển của các quốc gia lân cận để nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hóa của quốc gia mình.

Khái niệm quá cảng nếu không tìm hiểu kỹ sẽ bị nhầm sang trường hợp “trung chuyển” giống như trong chuyển tải. Chúng ta có thể hiểu một cách ngắn gọn như sau: nếu chuyển tải là sự thay đổi tàu thì quá cảnh là việc vận chuyển hàng hóa qua đất liền của một quốc gia khác để đến với điểm đích.

3. Tại sao hàng hóa phải chuyển tải?

Chúng ta đều biết rằng, sẽ không thể tồn tại một hãng vận chuyển nào có thể bao quát tất cả các tuyến vận chuyển hàng hóa trên thế giới chỉ bằng một tuyến duy nhất. Do đó, để giải quyết vấn đề này, các tuyến đơn nhỏ ra đời để có thể hỗ trợ vận chuyển một cách tốt nhất có thể. 

Nếu chỉ có thể vận chuyển hàng hóa theo một tuyến thẳng từ cảng A (Cảng xuất phát) đến cảng C (cảng đích) thường sẽ bị giới hạn vì không phải khi nào cũng có tuyến đường thẳng như thế. Do đó, chuyển tải ra đời để giải quyết vấn đề này. 

Ví dụ không tồn tại tuyến đường thẳng đi từ Nam Phi đến Việt Nam nhưng lại có tuyến đường từ Nam Phi đến Singapore, từ Singapore đến Việt Nam. Do đó người ta buộc phải tiến hành vận chuyển hàng hóa từ xuất phát từ Anh bằng tàu A để đến được tới cảng tại Singapore, tại đây lại bắt đầu tiến hàng dỡ hàng chuyển lên tàu B để tiếp tục chuyển hàng từ Philipines đến Việt Nam bằng tàu B. Đây chính là hình thức chuyển tải.

chuyen-tai-la-gi
Hình ảnh mô tả quy trình chuyển tải hàng hóa

4. Cảng chuyển tải là gì?

Hiện nay trên thế giới có những cảng chuyển tải chính như là: Cảng Rotterdam ở trung tâm châu Âu , cảng Singapore,cảng HongKong, Shanghai, Long Beach… Vậy đặc điểm của cảng chuyển tải là gì?

Rotterdam-transhipment-port
Hình ảnh Cảng Rotterdam: trung tâm giao thương hàng hải của châu Âu và thế giới

Vị trí địa lý của cảng chuyển tải

  • Cảng chuyển tải có vị trí nằm gần các tuyến đường vận chuyển chính để có thể thuận tiện cho việc tiến hành trung chuyển

  • Là điểm kết nối của hàng hóa nội địa

  • Vị trí trung gian giữa tàu con và tàu mẹ

Cơ sơ hạ tầng

  • Để có thể tiếp đón tàu lớn, những cảng chuyển tải phải là những cảng nước sâu (độ sâu lớn hơn 13.5m)

  • Những cảng chuyển tải phải có bãi đất rộng để có thể lưu container

  • Cơ sở hạ tầng công cộng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cải tiến hệ thống giao thông kết nối cảng biển,…phải được quan tâm phát triển

Cách thức vận hành

  • Chi phí vận hàng cảng thấp nhưng năng suất vẫn cao

  • Dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín để có thể đảm bảo được độ an toàn của hàng hóa.

Có thể thấy được rằng luôn luôn tồn tại một giới hạn giữa các tuyến vận chuyển hàng hóa thẳng từ điểm A tới điểm C bất kỳ và chuyển tải ra đời chính là giải pháp cho vấn đề này. Hy vọng, với những thông tin này bạn có thể phần nào hiểu được khái niệm “chuyển tải”.

>>> Xem thêm: Tạm nhập tái xuất là gì? Mục đích và ưu điểm của tạm nhập tái xuất

Mọi thông tin chi tiết về dịch vụ xuất nhập khẩu, xin liên hệ với chúng tôi tại:

Công ty TNHH TM&DV xuất nhập khẩu HVT

Địa chỉ: 19 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline1900.299.234

Emailcskh@hvtlogistics.vn

Fanpagehttps://www.facebook.com/hvtlogistics.vn/


HVT
Bởi seohvt
31/10/2022
Chia sẻ: Facebook twitter

Bài viết liên quan